Trẻ từ 3 đến 5 tuổi là độ tuổi có nhu cầu dinh dưỡng rất cao vì đây là giai đoạn bắt đầu của “tuổi khủng hoảng”, ở độ tuổi này trẻ hoạt bát và dồi dào năng lượng tuy nhiên cũng rất biếng ăn. Đây là lý do tại sao các mẹ phải lưu ý khi lên thực đơn cho bé 3 tuổi để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất, hãy cùng Mầm non DCA làm rõ về vấn đề này trong bài viết sau.
Nội dung bài viết:
Đặc điểm thể chất của bé 3 tuổi
Đặc điểm thể chất của trẻ 3 tuổi thể hiện rõ qua chiều cao, cân nặng cũng như tư duy, trí tuệ. Hàng tháng cân nặng của trẻ tăng từ 100-150g, khi lên 6 tuổi cân nặng trung bình của trẻ là từ 18kg đến 20kg. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp hơn theo từng năm, nghĩa là trẻ gầy hơn khi lớn lên. Chiều cao của trẻ tăng dần theo từng tháng và mỗi tháng cao từ 1cm đến 1,5cm cho đến 6 tuổi.
Khi trẻ lên 6 tuổi thì quá trình phát triển trí não cũng như tăng trưởng đã gần như là hoàn thiện. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này cũng đã hoàn thiện, trẻ đã mọc đủ toàn bộ 8 chiếc răng hàm và có khả năng nhai, tiêu hóa thức ăn ổn định.
Trẻ 3 tuổi có thể cử động toàn bộ cơ thể và thực hiện các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, leo trèo, nhảy dây hoặc bật xà,… Các ngón tay của một đứa trẻ ba tuổi đã bắt đầu linh hoạt hơn, các chuyển động trôi chảy và đầy đủ hơn. Trẻ hoàn toàn có thể sử dụng bút để vẽ hoặc viết đồng thời thực hiện một số động tác tay khác tinh tế hơn.
Cân bằng dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn thực đơn cho bé 3 tuổi. Vào thời điểm này, dạ dày của trẻ chưa lớn và không thể hấp thụ cùng 1 lúc một lượng lớn thức ăn, do đó cha mẹ phải chia nhỏ khẩu phần của trẻ trong mỗi bữa ăn.
Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé 3 tuổi
Thực đơn cho bé 3 tuổi cần cung cấp đầy các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, điều cần thiết là phải xác định các loại dưỡng chất quan trọng nhất và lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu của bé. Chế độ dinh dưỡng của trẻ 3 tuổi cần bao gồm các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm cho bé cần chứa nhiều Vitamin B
Nhóm vitamin sẽ giúp bé tăng sức đề kháng, phát triển trí thông minh cũng như hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của trẻ. Vitamin B1, B2, B3 là những nhóm vitamin mẹ cần cung cấp cho trẻ mầm non nhất. Chúng có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm chuối, bánh mì, khoai tây, trứng, cá ngừ, ngũ cốc cũng như nước ép cà chua, bột yến mạch,…
Sữa và các chế phẩm tốt từ sữa
Để bé khỏe mạnh, tăng chiều cao và có hàm răng chắc khỏe thì mẹ cần phải bổ sung trong thực đơn cho bé 3 tuổi các thực phẩm giàu canxi, bao gồm các loại thực phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai, váng sữa,…
Khi trẻ được khoảng hai tuổi, bạn có thể sử dụng sữa tách béo cho bé. Lưu ý mẹ chỉ nên cho bé ăn 3 bữa/ngày và không nên lạm dụng quá vì sữa có thể khiến bé nhanh đói và chán ăn.
Thực phẩm thuộc nhóm chất xơ
Các chất trong nhóm này có tác dụng kích thích nhu động ruột giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Việc thiếu chất xơ trong thời gian dài khiến trẻ dễ bị táo bón kéo dài và bị khó tiêu, tức bụng.
Ngoài ra, thực phẩm thuộc nhóm chất xơ cũng giúp khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Điều này giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng và tăng cường tiêu hóa để bé tiêu thụ được nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn. Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau như cải bó xôi, rau dền, rau má, rau mồng tơi,…
Thực phẩm giàu đạm, sắt
Sắt và protein đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu đạm (thịt, trứng, cá, sữa, đậu đỗ,…) cũng như các thực phẩm giàu sắt (thịt bò, rau màu xanh đậm) vào thực đơn cho bé 3 tuổi. Nguồn thực phẩm nên được kiểm tra để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Thực phẩm chứa kẽm, kali
Kẽm là một trong những chất có thể giúp tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, hơn nữa kẽm còn thúc đẩy quá trình phân chia và tổng hợp tế bào, giúp cơ thể trẻ phát triển và tăng trưởng toàn diện. Mẹ có thể tăng cường hàm lượng kẽm cho trẻ trong một số bữa ăn hàng ngày như thịt bò, lòng đỏ trứng, tôm, sò, lươn …
Kali có nhiều trong trái cây tươi như chuối, dâu tây, cam hoặc đậu Hà Lan, khoai tây, bắp cải,… Việc bổ sung các thành phần này cho trẻ sẽ giúp cơ thể trẻ cân bằng điện giải và nước, cũng như bắt kịp các hoạt động hàng ngày của cơ thể và giúp trẻ hấp thu đầy đủ dinh dưỡng hơn.
>>> Xem thêm: Cho trẻ ăn gì để phát triển chiều cao? – Bỏ túi ngay 10 loại thực phẩm giúp trẻ cao lớn hơn mỗi ngày
Gợi ý thực đơn cho bé 3 tuổi phát triển tốt nhất
Đối với trẻ 3 tuổi đang trong giai đoạn phát triển, chế độ ăn trong ngày phải chứa đủ từ 1200 đến 1500 Kcal. Vì vậy, nếu phải lên thực đơn cho bé 3 tuổi trong vòng một tuần, thì đâu là cách tốt nhất để giữ cân bằng dinh dưỡng lành mạnh? Mầm non DCA xin gợi ý đến bạn thực đơn 7 ngày siêu dinh dưỡng như sau:
Thực đơn ngày thứ hai
– Sáng (6h30 – 7h30): Nuôi hầm đu đủ và gà
– Bữa phụ sáng (9h): 1 hộp sữa tươi
– Trưa (11h – 11h30): Cơm trắng + cá thu kho + canh mồng tơi nấu tôm + hoa quả.
– Bữa xế chiều (14h – 14h30): Bánh flan + 1 ly sữa.
– Chiều (17h): Cơm + thịt kho trứng + canh cải thịt băm + 2 lát xoài.
– Tối (20h): 1 ly sữa.
Thực đơn ngày thứ ba
– Sáng (6h30 – 7h30): Bánh giò nhân thịt.
– Bữa phụ sáng (9h): 1 hũ Yaourt.
– Trưa (11h – 11h30): Cơm + thịt kho xíu mại + canh củ quả hầm + hoa quả.
– Bữa xế chiều (14h – 14h30): 1 tô đậu hũ nước đường
– Chiều (17h): Cơm + tôm rim + canh cải thìa tôm + hoa quả.
– Tối (20h): 1 ly sữa.
Thực đơn ngày thứ tư
– Sáng (6h30 – 7h30): Miến gà
– Bữa phụ sáng (9h): 1 ly sữa.
– Trưa (11h – 11h30): Cơm + gà kho + canh mồng tơi cua đồng + hoa quả.
– Bữa xế chiều (14h – 14h30): Bánh bông lan + sữa chua.
– Chiều (17h): Cơm + cải thìa xào tôm + canh bí đỏ nấu thịt + hoa quả.
– Tối (20h): 1 ly sữa.
Thực đơn ngày thứ năm
– Sáng (6h30 – 7h30): bánh mì ốp la + nước ép cam.
– Bữa phụ sáng (9h): 1 hộp sữa chua + bánh flan.
– Trưa (11h – 11h30): Cơm + chả trứng + canh chua cá hồi + hoa quả.
– Bữa xế chiều (14h – 14h30): Bánh bông lan.
– Chiều (17h): Cơm + mực xào thơm + canh mướp đắng nhồi thịt + hoa quả.
– Tối (20h): 1 ly sữa.
Thực đơn ngày thứ sáu
– Sáng (6h30 – 7h30): Phở thịt bò + yaourt.
– Bữa phụ sáng (9h): 1 ly sữa.
– Trưa (11h – 11h30): Cơm + sườn kho đậu + canh rau ngót nấu tôm + hoa quả.
– Bữa xế chiều (14h – 14h30): Phô mai + 1 hũ Yaourt.
– Chiều (17h): Cơm + cua xào nấm + canh cà chua trứng + hoa quả.
– Tối (20h): 1 ly sữa.
Thực đơn ngày thứ bảy
– Sáng (6h30 – 7h30): Xôi thịt + nước chanh.
– Bữa phụ sáng (9h): 1 ly sữa.
– Trưa (11h – 11h30): Cơm tấm + yaourt.
– Bữa xế chiều (14h – 14h30): Chè đậu đỏ mè đen.
– Chiều (17h): Cơm + khuôn đậu sốt cà chua + rau củ quả hầm thịt + hoa quả.
– Tối (20h): 1 ly sữa.
Thực đơn cho ngày chủ nhật
– Sáng (6h30 – 7h30): Cháo tôm + nước cam.
– Bữa phụ sáng (9h): Phô mai + sữa chua.
– Trưa (11h – 11h30): Bánh canh cua + rau muống xào + bơ xay.
– Bữa xế chiều (14h – 14h30): Bánh bò + 1 ly sữa.
– Chiều (17h): Cơm + thịt kho trứng + canh rong biển đậu hũ + hoa quả.
– Tối (20h): 1 ly sữa.
>>> Xem thêm: Cách xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đầy đủ dinh dưỡng
Những lưu ý để con ăn ngon miệng hơn
Bên cạnh việc cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn của bé 3 tuổi, cha mẹ cũng phải lưu ý một số mẹo nhỏ hữu ích để giúp kích thích con ăn hơn.
Nên lập kế hoạch cho các bữa ăn của con thành nhiều bữa nhỏ, quan trọng là cần phải thiết lập một thói quen cho mỗi bữa ăn. Cha mẹ cũng không nên bắt trẻ ăn theo khuôn khổ vì có thể khiến trẻ trở nên lo lắng, ám ảnh trong thói quen ăn uống, nên để trẻ ăn theo sở thích của mình.
Cha mẹ nên ăn cùng bé, khuyến khích con ăn chậm và nhai cẩn thận. Khi con bạn ăn cùng bạn sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái và hăng hái hơn. Ngoài ra, khuyến khích trẻ ăn chậm để thức ăn được nghiền nhỏ, từ đó dễ tiêu hóa hơn.
Cha mẹ nên để trẻ tham gia vào một vài công đoạn chuẩn bị bữa ăn hoặc dọn dẹp sau khi ăn để phát triển tính kỷ luật và khuyến khích trẻ hăng hái hơn. Bạn nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ từng loại thực phẩm trong bữa ăn. Khi ăn, bạn có thể hỏi ý kiến của con về việc con có thích món này không, có muốn ăn món khác không,…
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ tại mầm non DCA
Thực đơn của bé 3 tuổi tại nhà rất quan trọng nhưng thực đơn ăn uống của trẻ tại trường cũng quan trọng không kém. Bởi trong độ tuổi mầm non hầu hết thời gian của trẻ là ở trường. Do đó lựa chọn một ngôi trường đạt chuẩn về chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng. Đây là lý do chính mà bạn nên chọn Mầm non DCA, đây là một trong những trung tâm uy tín và được đánh giá cao trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em.
DCA được thành lập nhằm mục đích khám phá và cung cấp những điều kiện thích hợp để trẻ em phát triển toàn diện kể cả về thể chất, tư duy và tinh thần. Mỗi đứa trẻ là một viên kim cương cần phải được đánh bóng mài dũa mới có thể tỏa sáng. DCA tin rằng việc tạo ra một bầu không khí tích cực và hài hòa cho trẻ em là cơ sở để trẻ thoải mái phát triển.
Học viện mầm non DCA ngoài cung cấp cho trẻ một thực đơn dinh dưỡng, khoa học theo mỗi độ tuổi khác nhau thì còn là không gian học tập, vui chơi rộng rãi, thoải mái và sáng tạo với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, tận tình.
>>> Có thể cha mẹ quan tâm: Khủng hoảng tuổi lên 3: Biểu hiện và cách khắc phục
Hy vọng khi xây dựng thực đơn của bé 3 tuổi theo gợi ý của Mầm non DCA trên đây, các bậc cha mẹ có thể giải quyết được vấn đề dinh dưỡng để con phát triển cao lớn và thông minh mỗi ngày.