Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo thường sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn trẻ so với trước khi ở nhà bởi bé sẽ tham gia nhiều hoạt động vui chơi, học tập và ngoại khóa hơn ở nhà. Trẻ em ở độ tuổi mầm non cần được xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học và phù hợp để phát triển hoàn thiện. Cha mẹ có thể sử dụng thực đơn cho trẻ mầm non gợi ý bên dưới đây để xây dựng cho bé nhà mình.
Nội dung bài viết:
Các thành phần dưỡng chất cần có khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
Tinh bột
Tinh bột rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng ở trẻ em nói riêng và con người nói chung. Đây là nhóm thực phẩm quan trọng nhất trong tháp dinh dưỡng 1 ngày cho trẻ mầm non theo các chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài nước.
Thực phẩm giàu tinh bột của Việt Nam rất đa dạng, bao gồm gạo, ngô, khoai lang, khoai tây, ngô,…. Bạn có thể làm cho thức ăn của trẻ trở nên bổ dưỡng hơn bằng cách thêm khoai lang hoặc khoai tây vào bữa ăn của trẻ, hoặc cho trẻ ăn bún, phở với một lượng vừa đủ.
Vitamin từ rau xanh, trái cây
Đây là nhóm thực phẩm thiết yếu và quan trọng mà đứa trẻ nào cũng cần. Để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng, cha mẹ nên cung cấp nhiều rau xanh cho trẻ. Ngoài ra, nước nước ép trái cây và sinh tố trái cây cũng có thể cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác cho bé rất tốt.
Chất đạm
Trẻ em ở độ tuổi mầm non cần được bổ sung đầy đủ chất đạm để phát triển cơ bắp. Nguồn cung cấp protein chính cho trẻ là thịt, cá, trứng và sữa. Có rất nhiều chất dinh dưỡng khác được tìm thấy trong các loại hạt như hạt óc chó, hạt mắc ca và các loại đậu nên bạn có thể cân nhắc những loại thực phẩm này trong bữa ăn của trẻ.
Cơ thể của trẻ cũng không thể thiếu sữa, pho mát, sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác để giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình, do đó cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống sữa mỗi ngày.
Chất béo, đường và muối
Đây là những nhóm cuối cùng của tháp dinh dưỡng được thiết kế cho trẻ mẫu giáo. Nhóm này không được coi là ưu tiên cao, nhưng không có nghĩa là chúng không quan trọng. Vì đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo nên cha mẹ vẫn phải cung cấp đầy đủ chất béo, đường, muối cho trẻ trong thực đơn cho trẻ mầm non. Sức khỏe và sự phát triển của trẻ sẽ được tăng cường nếu bạn cho trẻ ăn những loại thực phẩm phù hợp.
>>> Xem thêm: Bí quyết xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non mà ba mẹ nào cũng nên biết!
Gợi ý những thực đơn phù hợp cho trẻ mầm non
Có thể xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non theo 2 phương pháp là theo mùa và theo độ tuổi:
Thực đơn theo mùa cho trẻ độ tuổi mầm non
Thực đơn mùa hè:
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | |
Bữa sáng 8h – 8h30 | Uống sữa bột | Uống sữa bột | Uống sữa bột | Uống sữa bột | Uống sữa bột | Uống sữa bột |
Bữa trưa 10h30 – 11h30 | Cơm tẻ Thịt gà sốt gia vị Canh bí xanh nấu thịt Bắp cải xào | Cơm tẻ Thịt tôm rim thịt lợn Canh tôm nấu bầu Cải ngọt xào | Cơm tẻ Thịt bò hầm khoai tây cà rốt Canh thịt lợn nấu giá chua | Cơm tẻ Trứng gà tráng hành lá Canh rau mồng tơi nấu thịt Đậu cove xào | Cơm tẻ Đậu phụ sốt cà chua canh cá rô nấu rau cải xanh Bí đỏ xào | Cơm tẻ Cá trắm rim cà chua Canh rau ngót nấu thịt Cải ngọt xào |
Bữa chiều 14h30 – 15h | Bún riêu cua | Phở gà | Cháo xương thịt bí đỏ | Bánh cuốn thịt lợn | Cháo gà hầm hạt sen, nấm hương | Mỳ gạo nấu xương thịt |
Phụ chiều 16h – 16h15 | Sữa chua | Dưa hấu | Bánh cá | Chuối tiêu | Sinh tố bơ | Nước cam |
Thực đơn mùa đông:
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | |
Bữa sáng 8h – 8h30 | Uống sữa bột | Uống sữa bột | Uống sữa bột | Uống sữa bột | Uống sữa bột | Uống sữa bột |
Bữa trưa 10h30 – 11h30 | Cơm tẻ Thịt sốt cà chua Khoai tây cà rốt nấu thịt Su hào xào thịt bò | Cơm tẻ Trứng đúc thịt Canh bầu nấu tôm Đậu cove xào | Cơm tẻ Thịt gà rang gừng nghệ Canh rau cải nấu ngao Bí đỏ xào thịt lợn | Cơm tẻ Thịt rim tôm Canh rau ngót nấu thịt Bắp cải xào | Cơm tẻ Đậu phụ sốt cà chua canh cá rô nấu rau cải xanh Bí đỏ xào | Cơm tẻ Cá sốt cà chua Canh rau mồng tơi nấu thịt Su hào, cà rốt xào thịt bò |
Bữa phụ | Sữa chua | Nước cam | Đu đủ | Rau câu dừa | Sữa chua | Chuối tiêu hồng |
Bữa chiều | Cháo thập cẩm | Súp gà | Xôi gấc | Bánh bao | Cháo thịt trứng | Phở gà |
Thực đơn cho theo độ tuổi mầm non
Dưới đây là thực đơn cho các bé có mầm non 1 – 3 tuổi:
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | |
Bữa sáng 8h – 8h30 | Phở gà | Bún mọc | Súp tôm bí đỏ hạt sen | Xôi gấc | Súp gà ngô ngọt | Cháo thịt bò phomai |
Phụ sáng 9h30 – 9h45 | Thanh long | Sinh tố xoài (bơ) | Dưa hấu | Chuối tiêu | Nước cam ép (chanh leo) | Sữa chua ngũ cốc |
Bữa trưa 10h30 – 11h30 | Cháo thịt bò bí đỏ | Cháo cá rau thì là | Cháo thịt gà đỗ xanh | Cháo thịt bằm cải bó xôi | Cháo thịt bò cà rốt khoai tay | Cháo thịt bí xanh |
Bữa chiều 14h30 – 15h | Cháo ngao hành băm | Cháo mực nấm rơm | Bún riêu cua đồng | Cháo vịt hành thơm | Bánh bao + sữa tươi | Phở gà |
Phụ chiều 16h – 16h15 | Sữa hạt ngũ cốc | Sữa bột Dielac Grow | Sữa hạt ngũ cốc | Sữa chua vinamilk | Sữa bột Dielac Grow | Sữa chua vinamilk |
Thực đơn cho bé từ 4 – 6 tuổi mầm non:
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | |
Bữa sáng 8h – 8h30 | Phở gà | Bún mọc | Súp tôm bí đỏ hạt sen | Xôi gấc | Súp gà ngô ngọt | Cháo thịt bò phomai |
Phụ sáng 9h30 – 9h45 | Thanh long | Sinh tố xoài (bơ) | Dưa hấu | Chuối tiêu | Nước cam ép (chanh leo) | Sữa chua ngũ cốc |
Bữa trưa 10h30 – 11h30 | Cơm trắng Thịt kho trứng cút Canh cua nấu mồng tơi Đỗ xào | Cơm trắng Cá rim thịt cà chua Canh rau ngót nấu thịt Xu xu cà rốt xào | Cơm trắng Thịt gà om nấm Canh ngao nấu chua Rau bắp cải xào | Cơm trắng Chả trứng Canh cải bó xôi nấu thịt Bầu xào hành thơm | Cơm trắng Thịt bò hầm khoai tây cà rốt Canh rau dền nấu thịt Cải thảo xào | Cơm trắng Đậu phụ sốt cà chua Canh bí xanh Su hào xào trứng |
Bữa chiều 14h30 – 15h | Cháo ngao hành băm | Cháo mực nấm rơm | Bún riêu cua đồng | Cháo vịt hành thơm | Bánh bao + sữa tươi | Phở gà |
Phụ chiều 16h – 16h15 | Sữa hạt ngũ cốc | Sữa bột Dielac Grow | Sữa hạt ngũ cốc | Sữa chua vinamilk | Sữa bột Dielac Grow | Sữa chua vinamilk |
Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non?
Nhu cầu dinh dưỡng
Cha mẹ nên cân nhắc nhu cầu dinh dưỡng và sở thích của con khi thực đơn cho trẻ mầm non. Bạn không nên ép trẻ ăn những thức ăn lành mạnh ví dụ như ăn toàn rau xanh hoặc ăn toàn trái cây. Trẻ em phải được ăn một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Cha mẹ nên tham khảo bảng chất dinh dưỡng cho trẻ mầm non gồm 4 nhóm chất chính: năng lượng, đạm, béo, vitamin và khoáng chất,…
Hạn chế cho trẻ ăn vặt
Nên hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán, đóng hộp, nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này có thể khiến trẻ ngán vì khó tiêu hóa và tạo cảm giác đầy bụng khi ăn quá nhiều. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn vặt nhưng nên là bữa phụ cách bữa chính ít nhất 2 tiếng. Bạn có thể cung cấp đồ ăn nhẹ cho trẻ mầm non nhưng hãy lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, sữa tươi và trái cây tươi.
Đảm bảo bé được ăn đủ bữa
Trẻ mẫu giáo rất hiếu động và thích chạy nhảy, cũng bởi vậy mà năng lượng cung cấp cho trẻ phải được tăng lên cả về chất và lượng. Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi nên được cho ăn ba bữa ăn chính mỗi ngày, xen kẽ vào đó là hai bữa ăn nhẹ ở giữa. Để khuyến khích sự gắn kết và tạo cho trẻ cảm giác ấm áp, gần gũi, bữa ăn chính nên được chia sẻ với cả gia đình thay vì để trẻ ăn một mình.
Đa dạng thực phẩm
Nhiều loại thực phẩm đa dạng kết hợp lại với nhau có thể giúp bé hấp thụ nhanh hơn và cân bằng tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Trẻ mầm non cần có một thực đơn cân bằng bao gồm cả thành phần động và thực vật. Mỗi nhóm có một lợi ích riêng nên mẹ cần cân bằng hết tất cả các nhóm chất.
Trẻ mầm non rât vì vậy cha mẹ nên liên tục thay đổi thực đơn để hấp dẫn vị giác và khuyến khích trẻ ăn ngon miệng hơn. Để kích thích khẩu vị của trẻ, các món ăn phải được chế biến theo nhiều cách như cơm, canh, cháo, miếng, mì, súp,..
Cung cấp đủ lượng sữa cho trẻ
Các bé độ tuổi mầm non cần được cung cấp đủ lượng sữa mỗi ngày, chẳng hạn như sữa chua, váng sữa hoặc pho mát, chúng có hương vị dễ chịu, dễ uống và cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Hàm lượng đạm trong sữa cao giúp trẻ phát triển toàn diện, canxi giúp trẻ cao lớn, xương, răng chắc khỏe. Vitamin A, E, K, vitamin C giúp cung cấp năng lượng và nâng cao sức đề kháng. DHA hỗ trợ cấu trúc mô, tăng chất xám, giúp phát triển trí não sẽ giúp trẻ thông minh hơn, do đó mà trẻ mầm non nên uống 2-3 ly sữa mỗi ngày.
>>> Đọc thêm: Có nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không?
Trên đây là chia sẻ về cách xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Hiện nay hệ thống Mẫu giáo DCA đang là ngôi trường xây dựng thực đơn cho trẻ được các chuyên gia đánh giá cao bởi đầy đủ dưỡng chất, đa dạng giữa các ngày, các tuần với nhau.
Ngoài ra, cơ sở vật chất hiện đại của trường kết hợp môi trường tự nhiên sẽ khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, từ đó nâng cao cả thể chất và tinh thần. Trường mầm non DCA tự hào khi xây dựng được nhiều chương trình đào tạo khác nhau phù hợp với khả năng học tập của trẻ. Các bậc cha mẹ có thể yên tâm khi đến trường, các bé không chỉ được học tập, vui chơi mà còn được dạy thêm các kỹ năng sống và những kiến thức cực kỳ phong phú!