HỆ THỐNG MẦM NON DCA – DIAMOND CITIZENS ACADEMY

HỆ THỐNG MẦM NON ĐẦU TIÊN ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIEO HẠT ĐỘC ĐÁO
VỚI HỌC THUYẾT ĐA TRÍ THÔNG MINH CÙNG NỀN TẢNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NHÂN VĂN “GIVE WHAT YOU WANT”

  • Home
  • Về DCA
    • Giới thiệu
    • Hệ thống Mầm Non DCA
    • Đội ngũ DCA
    • Giá trị cốt lõi
    • Cơ sở vật chất
    • Triết lý giáo dục của DC.A
  • Chương trình học
    • Hệ Baby Care
    • Hệ Tiêu Chuẩn
    • Hệ Song Ngữ
    • Hoạt động ngoại khóa
  • Tuyển sinh
  • Hoạt động & Sự kiện
    • Sự kiện
    • Thư viện video
    • Thư viện hình ảnh
  • Góc cha mẹ
    • Sổ tay phụ huynh
    • Thư viện cho gia đình
    • Tin tức
  • Giáo viên
    Trang chủ TIN TỨC Khủng hoảng tuổi lên 3: Biểu hiện và cách khắc phục

    Khủng hoảng tuổi lên 3: Biểu hiện và cách khắc phục

    By admin | TIN TỨC | 0 bình luận | 30 Tháng Mười, 2022

    Cha mẹ không cần quá ngạc nhiên nếu con mình có những biểu hiện khó chịu, hay cáu gắt và không vâng lời khi bước sang giai đoạn 3 4 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn sơ sinh (0-3 tuổi) sang giai đoạn mẫu giáo (3-6 tuổi), trẻ trong độ tuổi này thường gặp phải khủng hoảng tuổi lên 3. Tâm lý của trẻ sẽ thay đổi kèm theo sự xuất hiện của một số hành vi tiêu cực, nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi Mầm non DCA sẽ hướng dẫn bạn cách đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng qua bài viết dưới đây!

    Nội dung bài viết:

    • Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?
    • Khủng hoảng tuổi lên 3 có thể kéo dài bao lâu?
    • Trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 có những biểu hiện gì?
    • Cách cùng con khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3
      • Không nên quát lớn với con
      • Tích cực trò chuyện và lắng nghe con
      • Kiên nhẫn giải thích những lỗi sai của con
      • Gợi ý để con chọn lựa
      • Khuyến khích con bạn hợp tác
      • Lựa chọn môi trường mầm non lành mạnh cho con

    Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

    Sự phát triển tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng khi trẻ bước vào tình huống khủng hoảng tuổi lên 3. Giai đoạn này được đánh dấu bằng những thay đổi đột ngột và mạnh mẽ trong tính cách, nội tâm và hành vi của trẻ.

    Cuộc khủng hoảng ở tuổi lên 3 xuất phát từ những nguyên nhân chính sau.:

    – Mâu thuẫn giữa nhu cầu của trẻ và khả năng thực tế của trẻ: Trẻ ở giai đoạn này muốn “khám phá” thế giới bằng mắt và tay chân. Trẻ sẽ có xu hướng muốn chinh phục mọi thứ ngoài khả năng có thể của trẻ. Đôi khi cách diễn đạt không bắt kịp suy nghĩ của mình sẽ khiến trẻ bị “khủng hoảng”. Điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt, dễ quấy khóc, không thèm ăn hay bú sữa,…

    – Nguyên nhân thứ 2 là giữa cha mẹ và con cái chưa có sự thấu hiểu cho nhu cầu và cảm xúc của nhau: Trẻ em ở giai đoạn này đang tự phát triển ý thức cho bản thân. Dù trẻ nhận ra mình là một cá thể độc lập và có thể tự làm những việc của mình nhưng cha mẹ vẫn phải chiều và làm theo ý muốn của mình. Trẻ sẻ phản ứng bằng sự không vâng lời và bướng bỉnh với cha mẹ, đôi khi giận dữ, cáu gắt một cách vô lý.

    >>> Xem thêm: Khủng hoảng tuổi lên 2: Mách mẹ cách đồng hành cùng con vượt qua một cách nhẹ nhàng

    Khủng hoảng tuổi lên 3 có thể kéo dài bao lâu?

    Các nhà tâm lý học dùng cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 3” để mô tả giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tuổi có những biểu hiện tâm lý như bướng bỉnh, cáu gắt, hay than vãn, hay chiếm hữu hoặc bỏ qua những lời cha mẹ, người lớn bảo ban. Vậy cha mẹ có biết khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu không? Khủng hoảng trẻ lên 3 tuổi thường bắt đầu từ 3 và kéo dài khi trẻ đến 4 tuổi rưỡi. Biểu hiện khủng hoảng có thể dữ dội hay nhẹ nhàng khác nhau tùy thuộc vào tính khí của mỗi trẻ.

    Trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 có những biểu hiện gì?

    Đây là một số biểu hiện phổ biến mà trẻ em có thể gặp phải khi rơi vào tình huống khủng hoảng tuổi lên 3:

    – Tiêu cực: Trẻ em thường không nghe theo yêu cầu của người lớn, tỏ ra không hợp tác, không đồng tình với bất cứ yêu cầu nào của cha mẹ hay những người xung quanh.

    – Tính cứng đầu: Trẻ quyết tâm làm mọi cách có thể là quấy khóc, la hét, đánh, cắn,.. để thỏa mãn bản thân. 

    – Ngỗ ngược: Trẻ gần như cố chấp và tiêu cực kèm theo có dấu hiệu thách thức, chống đối lại những người trong gia đình.

    – Kiểm soát mọi thứ: Trẻ em háo hức được kiểm soát cuộc sống của mình, muốn làm điều mình thích mà không thích ai ngăn cản hay chỉ bảo. 

    – Thiếu tôn trọng người lớn: Trẻ không trả lời khi được hỏi hoặc có những hành động thô lỗ với người lớn.

    – Sự phản kháng – Nổi loạn: Hiện tượng này thể hiện rõ qua những cuộc cãi vã thường xuyên giữa cha mẹ và con cái. Mọi hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối,  luôn muốn gây chiến, gây gổ với người lớn. 

    – Sự chuyên quyền, sở hữu cao: Trong những gia đình có một con, trẻ em dường như trở nên chuyên quyền đối với tất cả những gì xung quanh chúng kể cả giường ngủ, đồ chơi, giày dép hay thậm chí là cả cha mẹ.

    Cách cùng con khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3

    Tâm lý của một đứa trẻ 3 tuổi sẽ thay đổi rất nhiều, trẻ trở nên cứng đầu hơn, cáu kỉnh hơn và khó chiều hơn. Cha mẹ phải bình tĩnh và thống nhất cách giáo dục con cái hiệu quả và tích cực nhất. Dưới đây là 1 số biện pháp giúp cha mẹ đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng khó khăn này:

    Không nên quát lớn với con

    Người lớn không nên la hét, quát mắng khi trẻ không kiềm chế được cảm xúc bởi thay vì bắt trẻ hợp tác thì bạn lại vô tình khiến trẻ sợ hãi và điều này mang đến nhiều tác động xấu đến trí não trẻ.

    Cha mẹ không nên la mắng trẻ mà thay vào đó hãy cố gắng kiềm chế và sử dụng những lời cảnh báo nhẹ nhàng và tâm lý hơn để giúp trẻ học được kỹ năng hợp tác lâu dài. Trẻ nhỏ phải được nuôi dạy trong một môi trường tích cực, lành mạnh, khuyến khích sự hợp tác để giúp trẻ phát triển trí não. Các bà mẹ không nên la mắng con cái trong giai đoạn khủng hoảng của tuổi lên 3. Thay vào đó, bạn nên kiềm chế cảm xúc của mình, nói chuyện để hiểu và thông cảm với con nhiều hơn.

    Tích cực trò chuyện và lắng nghe con

    Trẻ em thích được lắng nghe và thấu hiểu khi chúng bày tỏ cảm xúc hay suy nghĩ của mình. Trẻ có thể biết khi nào cha mẹ chúng đang thật sự lắng nghe hay chỉ đưa ra những câu trả lời cho qua. 

    Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 của con, bạn hãy dành toàn bộ sự quan tâm cho con, lắng nghe những điều con nói và để con tâm sự cùng bạn. Cha mẹ có thể hỏi lại con để thể hiện sự hứng thú với câu chuyện mà con kể, hoặc cũng có thể hỏi con có hứng thú không khi bạn kể về một câu chuyện nào đó. Mục đích và để 2 bên lắng nghe và thấu hiểu cho nhau hơn.  

    Kiên nhẫn giải thích những lỗi sai của con

    Ở tuổi lên ba, một đứa trẻ bị khủng hoảng tâm lý không thể hiểu được tại sao cha mẹ lại ngăn cản không cho trẻ tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích (như chơi với bạn bè hoặc nghịch nước, nghịch đất,…). Sự nguy hiểm của các tình huống này vẫn chưa được các con hiểu rõ hay nhận ra. 

    Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng trẻ không được đập cốc quá mạnh vì những mảnh vỡ có thể khiến con bị đau và đứt tay. Đồ chơi của con cũng là bạn và nếu con đánh đập đồ chơi sẽ khiến bạn bị thương. chúng ta không có quyền làm tổn thương bất cứ ai kể cả đồ chơi hay cái cốc,…

    Con bạn sẽ dễ dàng hợp tác hơn nếu bạn giải thích một cách nhẹ nhàng cho con hiểu vì sao lại không được làm như thế. Nếu con bạn thích thử những điều nguy hiểm, hãy kiên nhẫn giải thích cho con thứ đó nguy hiểm như thế nào!

    Gợi ý để con chọn lựa

    Nhiều đứa trẻ sẽ nhận ra rằng mình chỉ cần mè nheo và khóc lóc một chút là có thể đạt được điều mình muốn. Hoặc tệ hơn, đứa trẻ có thể la hét cho đến khi chúng được đáp lại yêu cầu của mình. Cha mẹ hãy quyết đoán hơn nếu con bạn đã quá quen với “chiêu trò” đòi hỏi này.

    Nếu con bạn thích chơi với đồ chơi, bạn có thể cho chúng một ít đồ, giới hạn chúng ở hai đến ba mục. Cha mẹ có thể cho con nhiều lựa chọn về mẫu mã và màu sắc khi thay quần áo. Hãy đưa ra khuôn khổ rồi cho phép trẻ tự quyết định, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn là khi bạn tự làm mọi thứ theo ý mình mặc kệ trẻ có thích hay không. 

    >>> Đừng bỏ qua: Bật mí 6 mẹo nhỏ ba mẹ có thể làm mỗi ngày để dạy con tự lập

    Khuyến khích con bạn hợp tác

    Không đứa trẻ nào có thể phân biệt giữa đúng và sai hoặc làm thế nào để cư xử đúng ngay lập tức, nên bạn phải dạy dỗ và khuyến khích trẻ từ từ. Trẻ em luôn muốn chứng tỏ bản thân trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3.

    Để dạy trẻ kỹ năng hợp tác, bạn phải khiến trẻ tự hào về bản thân bằng cách khen ngợi khi trẻ làm đúng. Bạn có thể giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này bằng cách yêu cầu trẻ làm những công việc đơn giản và khen ngợi khi trẻ thành công. Trẻ sẽ cảm thấy tự tin và có động lực hơn nếu cha mẹ dành cho chúng những lời khen ngợi. Điều này cũng giúp định hướng thói quen tốt và hạn chế hành vi xấu cho trẻ sau này.

    Lựa chọn môi trường mầm non lành mạnh cho con

    Ngoài những điều trên, để trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3, môi trường giáo dục lành mạnh ở mầm non cũng là 1 yếu tố quan trọng. Cha mẹ cần lựa chọn cho con mình 1 nơi học tập, vui chơi và phát triển toàn diện cho bé về cả thể chất và tinh thần. 

    Hiện nay, hệ thống giáo dục mầm non DCA đang là môi trường phát triển tốt cho trẻ khi kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm dinh dưỡng, vận động và vui chơi giải trí. Khung chỉ giúp khuyến khích trẻ phát triển học tập và vui chơi thông qua các hoạt động bổ ích mà còn giúp trẻ tự do sáng tạo, tự tin nói ra suy nghĩ của bản thân và cư xử đúng mực với bạn bè.Hệ thống trường mầm non DCA tự hào với tiêu chuẩn giáo dục quốc tế và luôn nỗ lực giúp trẻ phát triển từ trong ra ngoài. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên nghiệp, đảm bảo chuyên môn cao, cố gắng thấu hiểu tâm lý của từng bạn nhỏ để đưa ra chương trình đào tạo tốt nhất.

    DCA tạo cơ hội cho trẻ em gặp gỡ với các trường nước ngoài và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Các bậc phụ huynh có thể yên tâm rằng con sẽ được tự do thể hiện bản thân và sự sáng tạo của mình trong một lớp học cởi mở, sáng tạo dưới sự hướng dẫn chi tiết của thầy cô, bạn bè.

    Trên đây là thông tin về những biểu hiện cũng như những phương pháp hiệu quả để cha mẹ và con cái cùng nhau vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3. Cha mẹ có thể sử dụng những thông tin hữu ích lắng nghe và thấu hiểu con hơn. Nên nhớ kiên nhẫn và thấu hiểu sẽ là chìa khóa để cả cha mẹ và con cái thấu hiểu lẫn nhau.

    Không có thẻ nào
    • TUYỂN SINH
    • ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH
    • CHƯƠNG TRÌNH HỌC
    • TRIẾT LÝ HỌC TẬP
    • HỆ THỐNG CƠ SỞ

    GÓC CHA MẸ

    • Thư viện cho gia đình
    • Sổ tay phụ huynh
    • Cộng đồng cha mẹ kim cương

    BÀI VIẾT MỚI

    • 29 Tháng Ba, 2023
      0

      Trẻ 3 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Cách tạo thói quen ngủ tốt cho con

    • 27 Tháng Ba, 2023
      0

      Dạy con cách nhận lỗi không khó như cha mẹ nghĩ

    • 27 Tháng Ba, 2023
      0

      Mẹo dạy con tự dọn đồ chơi khi chơi xong hiệu quả

    • 27 Tháng Ba, 2023
      0

      Dạy con tự xúc tưởng khó mà dễ với mẹo này

    LIÊN HỆ

     

    Điện Thoại: 0989.7589.70

    Email: info@dca.edu.vn

    Website: dca.edu.vn

    Group Facebook: Cộng đồng cha mẹ DCA

    DANH MỤC

    • Về DCA
    • Tuyển sinh
    • Chương trình học
    • Góc giáo viên

    SỰ KIỆN

    • Hoạt động sự kiện
    • Sổ tay phụ huynh
    • Tin tức

    LIÊN KẾT

           
    © 2022 Hệ thống mầm non DCA
    • Home
    • Về DCA
      • Giới thiệu
      • Hệ thống Mầm Non DCA
      • Đội ngũ DCA
      • Giá trị cốt lõi
      • Cơ sở vật chất
      • Triết lý giáo dục của DC.A
    • Chương trình học
      • Hệ Baby Care
      • Hệ Tiêu Chuẩn
      • Hệ Song Ngữ
      • Hoạt động ngoại khóa
    • Tuyển sinh
    • Hoạt động & Sự kiện
      • Sự kiện
      • Thư viện video
      • Thư viện hình ảnh
    • Góc cha mẹ
      • Sổ tay phụ huynh
      • Thư viện cho gia đình
      • Tin tức
    • Giáo viên
    messengerItem

    Messenger

    phoneItem
    Zalo

    Zalo

    ĐẶT LỊCH THAM QUAN TRƯỜNG