Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển hành vi của trẻ. Nếu không ngủ đủ giấc sẽ khiến trẻ dễ bị mệt mỏi, cáu gắt, quấy khóc hoặc có giấc ngủ lộn xộn. Bố mẹ cần lưu ý và đảm bảo cho con được phát triển hoàn thiện giai đoạn đầu để không ảnh hưởng tới sức khoẻ sau này. Với những người lần đầu làm bố mẹ khi thấy con ngủ quá nhiều sẽ sinh ra tâm lý lo sợ. Vậy trẻ 3 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Nội dung bài viết:
Trẻ 3 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ con sau khi sinh thường có giấc ngủ khá dài mỗi ngày và thời gian ngủ sẽ thay đổi khi trẻ lớn dần theo độ tuổi. Với trẻ nhỏ, thời gian ngủ là thời gian nạp lại năng lượng, thông thường cứ 1h hoạt động bù lại bằng 2h ngủ. Các chuyên gia phân tích rằng thời gian của trẻ sẽ thay đổi theo độ tuổi như sau:
- Trẻ từ 1 – 4 tuần tuổi: Trẻ sơ sinh có thể ngủ 15 – 18 giờ mỗi giờ nhưng các giấc ngủ thường ngắt quãng và kéo dài khoảng 2 – 4 giờ. Tuy nhiên khoảng thời gian này có thể thay đổi dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo thể trạng.
- Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi: Các chuyên gia cho rằng trẻ từ 1 tháng tuổi cần ngủ khoảng 14 – 15 tiếng mỗi ngày sau đó thời gian ngủ có thể ít hơn khi được 6 tuần tuổi. Trẻ có thể ngủ nhiều hơn vào buổi tối.
- Trẻ từ 4 tháng đến 1 tuổi: ở giai đoạn này, trẻ có thể ngủ 15 tiếng mỗi ngày. Ở thời kì này trẻ bắt đầu hiếu động hơn, thích thú khám phá xung quanh nên thời gian ngủ khá nhiều. Bố mẹ cần rèn thói quen cho con để hình thành một thói quen lành mạnh và theo khoa học.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Giai đoạn này trẻ có thể ngủ khoảng 12 – 13 tiếng mỗi ngày. Thói quen sinh hoạt thường là ngủ ít vào buổi sáng, ngủ trưa và ngủ buổi tối. Thời gian ngủ trưa thường chỉ khoảng 30 phút và buổi tối bắt đầu ngủ từ 9h tối.
Trẻ 3 tuổi ngủ quá ít hoặc quá nhiều có ảnh hưởng gì?
Một số trường hợp đặc biệt, trẻ có thể ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn so với khuyến cáo. Trẻ con 3 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều người khi lần đầu làm bố mẹ . Thực tế cho thấy rằng, việc trẻ ngủ ít hay nghỉ nhiều đều không tốt cho sức khỏe.
Trẻ ngủ quá ít
Trẻ ngủ quá ít khiến cơ thể không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi khiến cho cơ thể dễ mệt mỏi và không tập trung làm việc gì. Việc này làm cho con không đảm bảo sức khỏe để học tập và vui chơi. Việc ngủ ít kéo dài sẽ gây ra một số tác hại nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.
Khi trẻ ngủ quá nhiều
Khi trẻ lên 3 giấc ngủ có thể kéo dài từ 10 – 13 tiếng mỗi ngày nhưng nếu ngủ quá nhiều số với mức này cũng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ. Ngủ nhiều sẽ dễ khiến cho có thể mệt mỏi, khiến con ù lì, lười hoạt động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh béo phì, trí não chậm phát triển.
Cách giúp trẻ 3 tuổi có được giấc ngủ đủ và ngon mỗi ngày
Để giúp cho trẻ có giấc ngủ sinh học hợp lý, bố mẹ cần rèn luyện cho con thói quen đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ. Hình thành thói quen giúp trẻ có phản xạ nghỉ ngơi đúng giờ trong bất kì điều kiện nào.
- Không để cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm và giảm tôi thiếu các kích thích ngoại cảnh lên hệ thần kinh.
- Hạn chế và giảm các âm thanh có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc làm rối loạn giấc ngủ.
- Thói quen sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh và tư thế ngủ cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ
- Hạn chế các hoạt động mạnh hoặc các tổn thương tâm lý
- Mỗi ngày nên khuyến khích trẻ vận động cơ thể để tiêu hao bớt năng lượng và dễ ngủ hơn, ngủ sâu hơn
Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu về giấc ngủ, độ dài và chiều sâu khác nhau nhưng nhìn chung trẻ ở giai đoạn cần có giấc ngủ ít nhất 10 tiếng một ngày. Bố mẹ cần chuẩn bị cho trẻ những thói quen khoa học và rèn luyện cho trẻ giấc ngủ sinh học và điều độ.
Nếu trẻ có những dấu hiệu về giấc ngủ bất thường, ít ngủ và ngủ nhiều kết hợp với các biểu hiện khác trong thói quen sinh hoạt thì bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay để nhận được lời khuyên phù hợp.
Mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh giải đáp được phần nào cho câu hỏi Trẻ 3 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ 3 tuổi ngủ mấy tiếng mỗi ngày là đủ? Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời mỗi người, vì vậy việc đảm bảo giấc ngủ trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn.