Tự kỷ là một trong những căn bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần cũng như sức khỏe của bé. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tự kỷ, do đó các bậc phụ huynh cần lưu ý để phòng tránh cho bé ngay khi còn nhỏ. Dưới đây là một số phương án phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ mầm non tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Nội dung bài viết:
1- Tiêm đầy đủ các loại vacxin khi đang mang thai
Nền y học ngày càng phát triển nên việc chủ động tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho bé là điều cần thiết và rất được quan tâm. Điều này không chỉ giúp mẹ có được một sức khỏe tốt hơn trước sinh mà còn giúp trẻ sinh ra tránh được các loại dị tật hoặc bệnh tự kỷ ngay khi còn là thai nhi.
2- Bà mẹ phải giữ tinh thần tốt
Với các mẹ bầu, việc luôn giữ tinh thần tốt cũng quan trọng tương tự như việc giữ sức khỏe bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến bé khi sinh ra. Trong quá trình thai kỳ, mẹ nên tránh xa các loại lo âu, buồn bã và nên giữ cho bản thân luôn trong trạng thái thoải mái, hạnh phúc.
Rất nhiều bà mẹ trong quá trình mang thai mắc bệnh trầm cảm nhẹ bởi quá lo lắng. Điều này dễ dần đến việc bé sinh ra mắc phải bệnh tự kỷ hoặc nhiều bệnh về thần kinh khác. Chính vì thế, mặc dù đây là cách phòng tránh trẻ mắc bệnh tự kỷ đơn giản nhưng lại ít được các mẹ quan tâm.
>>> Đừng bỏ qua: Khủng hoảng tuổi lên 2: Mách mẹ cách đồng hành cùng con vượt qua một cách nhẹ nhàng
3- Bố mẹ thường xuyên trò chuyện với thai nhi
Phụ huynh nên tiến hành cách phòng tránh trẻ mắc bệnh tự kỷ ngay từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Lúc này, bé đã biết cử động và phát triển. Vậy nên bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và cho bé nghe những bài nhạc phù hợp để kích thích sự phát triển trí não.
4- Cho trẻ nghe nhạc vui tươi, phù hợp độ tuổi
Dù ít hay nhiều, việc thường xuyên nghe những bài hát vui tươi, phù hợp với lứa tuổi cũng giúp phát triển tốt về mặt tâm lý của trẻ. Lâu dần, bé sẽ hình thành gu âm nhạc nhất định, mang một tâm hồn tự do và lạc quan. Vì thế, đây cũng là một trong những cách phòng tránh trẻ mắc bệnh tự kỷ được nhiều bác sĩ khuyến khích áp dụng.
5- Không cho trẻ xem TV quá lâu
Với thời đại công nghệ như hiện nay, rất nhiều bố mẹ thường có thói quen cho trẻ xem điện thoại, ipad để không quấy khóc. Nếu việc này lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ rất dễ khiến bé quên đi các trò chơi tự nhiên, tương tác cùng bạn bè mà chỉ chăm chú vào các thiết bị điện tử, lâu dần rất dễ dẫn đến tình trạng tự kỷ.
Thay vào đó, các mẹ nên thường xuyên đưa con đi các khu vui chơi, cho con tham gia các hoạt động giao lưu cùng bạn bè. Việc này không chỉ là phương pháp phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ mầm non hiệu quả mà còn giúp trẻ trở nên hoạt bát và năng động hơn.
6- Không để trẻ làm hoạt động nào đó lặp đi lặp lại
Sự thoải mái trong tinh thần của trẻ em là rất quan trọng, kể cả là khi còn ở tuổi mầm non. Rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay thường có xu hướng ép trẻ phải học, học nữa, học mãi mà quên rằng các hoạt động vui chơi cũng rất cần thiết.
Việc này vô tình khiến trẻ bị áp lực về mặt tinh thần mà không có nơi để giải tỏa và dễ dẫn đến stress. Do đó, các bố mẹ nên cho bé đan xen giữa học và chơi, kết hợp động viên, khuyến khích con qua lời nói, quà tặng.
>>> Tham khảo thêm: Khủng hoảng tuổi lên 5: Đâu là phương pháp cùng con vượt qua khủng hoảng
7- Theo dõi, lắng nghe và hiểu rõ các cảm xúc, hành vi của trẻ
Những hành vi và cảm xúc của bé trong khoảng thời gian đầu bước chân vào đời là vô cùng quan trọng. Đây là quãng thời gian bé cực kỳ hiếu động, do đó chỉ cần có một chút vấn đề về tâm lý cũng khiến trẻ dễ dàng sụp đổ. Do đó, bố mẹ nên chú trọng hơn trong việc theo dõi và lắng nghe những cảm xúc của bé trong giai đoạn này.
8- Chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ đúng cách
Việc quan tâm đến chế độ ăn uống ngay từ nhỏ được xem là một bước đệm quan trọng giúp hỗ trợ quá trình phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của bé. Đối với trẻ nhỏ, các mẹ nên lập thực đơn chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và phù hợp với sở thích của bé.
Không những vậy, cha mẹ cũng nên dành thời gian rảnh trong ngày để nói chuyện, dạy trẻ các kỹ năng, vui chơi cùng nhau. Điều này sẽ giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp, từ đó hạn chế phần nào khả năng dẫn đến bệnh tự kỷ. Việc thường xuyên nói chuyện không chỉ giúp bé tránh được bệnh tự kỷ mà còn giúp quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên khăng khít hơn.
>>> Xem thêm: Những thay đổi tâm lý của bé mầm non khi mới đi học
Trên đây là thông tin về những cách phòng tránh trẻ mắc bệnh tự kỷ mà Hệ thống mầm non DCA muốn gửi đến các bậc phụ huynh. Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, các bố mẹ sẽ hiểu hơn về vấn đề này, từ đó hạn chế khả năng mắc bệnh tự kỷ cho con em mình.