Bạn chắc hẳn đã trải qua nhiều lần điên đầu với một đứa trẻ lên 2 không nghe lời, chỉ làm theo ý mình và mặc kệ những người xung quanh. Điều này khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và bất lực không biết nên giải quyết như thế nào. Đây chính là biểu hiện của những đứa trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 2. Trong mọi tình huống, trẻ đều trả lời “không” và không thích làm theo lời bố mẹ. Vậy làm thế nào cha mẹ có thể đồng hành cùng con và đối phó với cuộc khủng hoảng tuổi lên 2? Hãy cùng DCA thảo luận trong bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết:
Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Khủng hoảng tuổi lên 2 có nghĩa là gì? Khủng hoảng khi trẻ lên 2 sẽ bắt đầu bằng những hành vi thách thức của trẻ, có thể bao gồm đánh, cắn, đánh hay đá bạn bè, cha mẹ hoặc những người đến tiếp xúc với bé. Những triệu chứng này có thể bắt đầu sớm nhất là vào sau sinh nhật đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên, khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ cũng có thể không xuất hiện cho đến năm thứ ba của cuộc đời.
Hai tuổi là giai đoạn trẻ có thể giao tiếp bằng hai hoặc ba câu từ, trẻ đã bắt đầu biết đi, chạy nhảy, leo trèo và hiểu các khái niệm cụ thể như cái gì của mình, cái gì tốt cái gì không tốt, thích hay ghét thứ gì đó,…
Khủng hoảng tuổi lên 2 về cơ bản là cơ hội để con bạn khám phá, độc lập, trao đổi những nhu cầu và mong muốn của mình, đồng thời nhận ra rằng đôi khi, mong muốn của trẻ không giống với phần đông những người khác. Do đó thay vì chán ghét, bực bội hay la mắng con thì bạn nên thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ vượt qua khoảng thời gian khó khăn này!
Trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 có những biểu hiện gì?
Bạn có biết những dấu hiệu nào cho thấy trẻ 2 tuổi đang bị khủng hoảng? Trẻ em ở độ tuổi này đôi khi sẽ rất kén chọn và luôn có những hành động thách thức sự kiên nhẫn của người lớn, không vâng lời và có thái độ trì hoãn trong mọi tình huống. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy bé có đang trong giai đoạn này và mỗi bé sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số những dấu hiệu chung của trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 2 dưới đây:
Tỏ ra cáu gắt, khó chịu khi không vừa ý
Sự giận dữ của trẻ đối với người lớn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khóc thét lên. Và khi trẻ hét lên và khóc to hơn thì mọi chuyện dần đi vào bế tắc. Chẳng hạn như bạn nghĩ bé muốn uống nước, sau đó lấy nước cho bé thì thay vì không đồng ý một cách nhẹ nhàng, bé lại hét lên, tỏ ra cáu gắt và khóc.
Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng khủng hoảng đang diễn ra khi bé lên 2 tuổi. Những cơn giận dữ đó sẽ dừng lại khi bé cảm thấy mệt hoặc khi bé đặt được mong muốn của mình.
Những hành động cắn, đánh đập người xung quanh
Trẻ em trong giai đoạn 1 – 2 tuổi khi gặp khủng hoảng thì không thể cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Trẻ sẽ có những hành động bạo lực như đá, cắn hoặc đánh người khác. Đây là một hành vi phổ biến, nhưng điều quan trọng là bố mẹ cần phải can thiệp ngay để tránh bé hình thành thói quen xấu.
Lên 2 tuổi, trẻ gặp khủng hoảng thường trở nên tức giận mà không rõ lý do. Sự bộc phát của trẻ là dấu hiệu rõ ràng nhất của giai đoạn này. Bạn sẽ thất vọng nếu bạn mong đợi con mình cư xử đúng mực ở nơi công cộng, nghĩ rằng con có thể được bình tĩnh trước nhiều người nhưng sự thật luôn trái ngược.
Nói không nhiều hơn
Đôi lúc trẻ đang trong giai đoạn khủng hoảng sẽ khiến bạn bối rối khi luôn luôn nói không một cách vô nghĩa, như một thói quen trong mọi tình huống. Chẳng hạn như khi bạn đưa cho trẻ những món đồ chơi, chúng trẻ ngủ ngon hoặc đưa trẻ đi tắm hay khi đặt bất cứ câu hỏi gì cho trẻ thì câu trả lời đều là không. Đây là một dấu hiệu khá phổ biến ở trẻ gặp tình trạng khủng hoảng tuổi lên 2.
Bảo vệ đồ chơi, lãnh thổ của mình
Trẻ trong giai đoạn này đang dần khám phá mọi thứ xung quanh và về khái niệm sở hữu. Sở hữu đồ chơi, sở hữu giường, hay thậm chí là bố mẹ. Do đó trẻ sẽ sẵn sàng la hét, khóc lớn hay đánh nhau nếu có ai đó “xâm phạm” vào những thứ đó. Nhiều bố mẹ sẽ nghĩ rằng con còn nhỏ nên ích kỷ là chuyện thường tình nhưng nếu không can thiệp đúng cách sẽ hình thành cho bé một thói quen cực kỳ xấu. Trẻ lớn lên sẽ không có ý định nhường nhịn hay chia sẻ với bạn bè.
Ba mẹ cần làm gì để cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2?
Các chuyên gia ở Mỹ tin rằng khủng hoảng trẻ lên 2 tuổi sẽ giảm bớt khi trẻ học cách hiểu các quy tắc và giao tiếp các nhu cầu của mình. Khi trẻ lên 2, đây là một độ tuổi rất nhỏ để hiểu hết được những gì bố mẹ nói, trẻ sẽ có xu hướng làm những điều mà chúng cho là tốt nhất.
Những đòi hỏi và mong muốn đặt ra của bố mẹ sẽ không ảnh hưởng gì đến tâm trí của con. Thậm chí là trẻ sẽ phớt lờ đi những gì mà bạn nói, vậy làm thế nào để chúng ta xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ, làm sao để trẻ nghe lời và không cáu gắt hay nói “không” quá nhiều? Dưới đây là những phương pháp giúp cho bố mẹ đối phó với trẻ lên 2 gặp khủng hoảng:
Thấu hiểu và đồng cảm với trẻ
Đồng cảm là khả năng hiểu và thông cảm với người khác, mặc dù trẻ chỉ mới 2 tuổi nhưng bé vẫn có thể nhìn thấy cảm xúc của người khác, tuy nhiên không phải lúc nào bé cũng có thể cảm nhận hoặc hiểu được với bạn. Hãy dạy cho trẻ cách nhìn thấy cảm xúc của người khác, rằng khi con khóc mẹ cũng không vui, khi con tức giận mẹ cũng rất buồn. Nhưng trước tiên bạn cần tôn trọng cảm xúc của trẻ, hãy thấu hiểu cho con trước.
Khi trẻ nhận ra cảm xúc của mình được hiểu và tôn trọng, trẻ sẽ học cách tôn trọng và hiểu lại cho cảm xúc của người khác. Sự đồng cảm có thể giúp bạn dạy cho trẻ cách hiểu về cảm xúc với người khác. Bạn có thể giúp con bạn hiểu cảm xúc của mình bằng cách cố gắng hiểu con, hãy nói chuyện với trẻ và giúp trẻ diễn đạt cảm xúc của mình thành lời. Nói chuyện với con bạn thường xuyên về những cảm xúc như vui, buồn, sợ hãi và tức giận, kể con nghe về những tình huống thường ngày trong cuộc sống.
Điều này sẽ dạy trẻ cách xác định cảm xúc của mình, hãy học cách chấp nhận cảm xúc của con bạn, ngay cả khi chúng tức giận hoặc khó chịu. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra rằng ai cũng có những cảm xúc như thế và khi người lớn kiềm chế được thì trẻ cũng sẽ bắt chước theo.
Luôn quan sát và ngăn ngừa sự giận giữ của con
Các chuyên gia và phụ huynh cũng đồng ý rằng người lớn có thể đoán trước được sự phấn khích của trẻ và giúp trẻ lấy lại bình tĩnh trong thời điểm khủng hoảng. Bố mẹ nên dành thời gian để quan sát từng hành vi, cử chỉ và hành động của trẻ. Bạn có thể quan sát trẻ và dự đoán khi nào chúng sẽ cáu gắt, thay đổi cảm xúc như thế nào và tại sao.
Bạn có thể thấy rằng con bạn khóc lóc và khó chịu mà không có lý do. Hãy hướng dẫn và gợi ý cho trẻ cách kiềm chế cảm xúc trong mọi tình huống, để trẻ không có cơ hội nổi điên lên. Bạn cũng có thể hỏi con xem con thích đi giày màu đỏ hay trắng khi bạn đi mua giày, điều này buộc trẻ phải lựa chọn và không bị ảnh hưởng bởi cha mẹ. Do đó trẻ sẽ không có lý do gì tức giận về lựa chọn mua giày của chúng.
Cha mẹ nên nói cho con biết trước những hành động mà bạn sẽ làm. Chẳng hạn, bạn có thể nói với con rằng bạn sẽ thay quần áo sau đó đưa con đi chơi nên con hãy chuẩn bị đi nhé! hoặc bạn có thể nói với con rằng: Hôm nay bố sẽ đưa con đi học bằng ô tô rồi ngày mai chúng ta đạp xe nhé! Điều này khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng vì người lớn luôn hỏi ý kiến của trẻ trước khi hành động. Mặc dù có thể con sẽ không thể hiểu tất cả những hoạt động sắp diễn ra, nhưng con đã biết trước và sẽ chấp nhận từ từ mà không bị choáng ngợp hoặc bối rối.
Cho con không gian riêng và rèn luyện tính tự lập
Khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn bởi những câu nói như: “ Con không được làm cái này” hay “ Mẹ cấm con đụng vào cái kia”,… Trẻ nhỏ chưa hiểu hết hậu quả ở độ tuổi này, vì vậy chúng sẽ làm những gì chúng thích, không nghĩ đến lời mẹ dặn.
Người lớn nên cho đứa trẻ tự do đưa ra lựa chọn của mình trong khuôn khổ, trẻ em có thể tự do lựa chọn những trò chơi và hoạt động mà chúng muốn, cũng như có muốn tham gia cùng cha mẹ hay không. Cha mẹ cũng nên đảm bảo rằng con cái của họ có quyền tự do làm những gì chúng muốn. Trẻ em sẽ cảm thấy được tôn trọng và độc lập nếu chúng được phép làm những việc tốt nhất cho mình.
Không ít cha mẹ đang cảm thấy mệt mỏi trước những khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ, tuy nhiên đây lại là một quá trình tâm lý tự nhiên mà trẻ phải trải qua khi phát triển và lớn lên. Nếu bạn đang tìm hiểu một môi trường vui chơi lành mạnh, học tập tốt cho bé thì có thể tham khảo trường mầm non DCA.
DCA là ngôi trường mầm non chuẩn quốc tế được trang bị nhiều hệ đào tạo khác nhau phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu dành cho các bé. Điểm chung các lớp học tại DCA là tập trung vào giáo dục các như gieo trồng các hạt giống, một cách chậm rãi, thấu hiểu hiểu và cẩn thận. Bắt đầu từ hạt giống trách nhiệm, sau đó là lần lượt đến tử tế, sáng tạo và cuối cùng là hạnh phúc. Nơi đây có đầy đủ các chuyên gia về tâm lý trẻ nhỏ, sẵn sàng đồng hành cùng trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 nên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm gửi gắm!