Hầu hết, trong thời gian đầu khi mới đi học vì có thể chưa quen với môi trường sống mới nên dẫn đến nhiều sự thay đổi trong tâm lý của bé khi mới đi học mầm non. Một vài biểu hiện thường thấy như khóc nhè, biếng ăn, rụt rè, ngại giao tiếp với bạn bè hay thầy cô,…Tuy nhiên trước đây ít ba mẹ nào để ý và điều này ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe còn khiến bé khó hòa nhập tốt về sau. Bởi vậy, ngay từ bây giờ ba mẹ cần thấu hiểu những tâm lý trẻ mới đi mẫu giáo, để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho bé yêu nhà mình.
Nội dung bài viết:
Tâm lý bé thay đổi khi mới đi học mầm non
Sau đây là một số dấu hiệu về tâm lý khi mới đi học mầm non của trẻ mà có thể bạn đã bỏ qua như:
Lo sợ khi tiếp xúc với người lạ
Điều này cũng dễ hiểu, vì sự thay đổi không gian sống đột ngột khiến bé chưa kịp thích nghi với ngôi nhà mới, những đồ chơi mới và cả người chăm sóc hay bạn bè mới. Hiển nhiên, trẻ sẽ sinh ra tâm lý hoang mang, hoảng sợ không dám giao tiếp với mọi người và còn hay khóc nhè, luôn miệng kêu gọi ba mẹ.
Nếu tình trạng này chỉ kéo dài một vài ngày đầu thì có thể không sao, nhưng nếu thấy bé có tâm lý bất ổn quá lâu ba mẹ nên trao đổi với nhà trường và giáo viên chăm bé để có cách khắc phục hiệu quả.
Luôn cảm giác cô đơn, lạc lõng
Đây cũng là một trong những tâm lý khá phổ biến nhưng lại khó nhận biết, vì chúng không thể hiện rõ ra ngoài nhất là đối với các bé mới lần đầu đến trường. Có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau làm bé cảm thấy sợ với môi trường mới, chưa có bạn nên bé luôn trong trạng thái cô đơn, lạc lõng.
Trong giai đoạn này, nếu thầy cô không quan tâm và tạo điều kiện cho bé được giao tiếp để đưa bé hòa nhập với xung quanh tốt hơn thì trẻ rất dễ bị tự kỷ hoặc trầm cảm.
Xuất hiện những rối loạn sinh hoạt hằng ngày
Bên cạnh những ảnh hưởng về tâm lý như kể trên, trẻ khi mới đến trường mầm non còn khả năng cao gặp phải các rối loạn khác. Điển hình như:
– Rối loạn ăn uống: Trẻ có thể biếng ăn, bỏ ăn hoặc nôn ói khi ăn, chán ghét một số món ăn quen thuộc trước đây,…
– Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình thức giấc, khóc đêm, bị mộng du,
– Rối loạn hành vi: Thích thu mình, không thích chơi cùng mọi người, quấy khóc, thường xuyên bực tức, khó chịu,…
– Rối loạn ngôn ngữ: Nói chậm, nói ít, nói không rõ chữ, thậm chí là cà lăm,…
Trong trường hợp này, ba mẹ nên đặc biệt lưu ý để giúp bé nhà mình sớm lấy lại cân bằng. Sự quan tâm của Ba mẹ là vô cùng quan trọng để giúp thấu hiểu tâm lý của trẻ và từ đó việc khắc phục cũng dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Bỏ túi ngay 6 cách dạy con ngoan nghe lời dành cho ba mẹ trẻ
Giải pháp để ổn định tâm lý cho bé mới đi học mầm non
Trên thực tế, cảm giác các bé hình thành tâm lý lo sợ trong khoảng thời gian đầu đi học mẫu giáo là chuyện hết sức bình thường. Nhưng Ba mẹ cũng không nên chủ quan vì có thể sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Dưới đây là một vài các giải pháp mà bạn có thể tham khảo:
Thứ nhất, lưu ý khi chọn trường cho bé
Một ngôi trường phù hợp sẽ phần nào giúp bé tránh gặp phải những vấn đề tiêu cực về tâm lý. Do đó, ngay ban đầu các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn trường cho bé nhà mình. Vì nếu chuyển trường liên tục, bé gần như bắt đầu mọi thứ lại từ “điểm xuất phát” và điều này thực sự không tốt cho bé chút nào.
Một ngôi trường chất lượng sẽ cần đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất, chế độ dinh dưỡng, chương trình giảng dạy và sự quan tâm, chăm sóc từ các thầy cô. Để có được những đánh giá khách quan, Ba mẹ ngoài tham khảo thông tin từ nhiều nguồn thì bên cạnh cũng cần đến trực tiếp trường và tìm hiểu chi tiết.
Thứ hai, dành thời gian trò chuyện cùng bé
Cách tốt nhất để hiểu tâm lý của bé khi mới đi học mầm non cũng như làm giảm đi nỗi sợ, là trò chuyện cùng bé về những chủ đề liên quan đến trường học. Qua đó, Ba mẹ sẽ nắm được những thứ đang diễn ra và tìm cách điều chỉnh tâm lý đang bất ổn của bé.
>>> Tham khảo thêm: Dạy bé 1 tuổi những gì: Những điều ba mẹ cần biết để con phát triển khỏe mạnh và thông minh?
Thứ ba, trao đổi với thầy cô để hiểu rõ về bé hơn
Thông thường, những biểu hiện trên chỉ xuất hiện trên trường nên nhiều Ba mẹ không biết. Nên khi cho bé đi học, bạn nên liên lạc với thầy cô phụ trách chăm sóc để có thể nắm rõ tình hình của bé hơn.
Nuôi dạy trẻ là cả một hành trình dài mà Ba mẹ cần sự kiên trì rất lớn, luôn yêu thương, chăm sóc và lắng nghe để thấu hiểu. Như vậy, qua bài viết trên đây DCA hy vọng đã cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp cả mẹ và bé trải qua giai đoạn tâm lý khi mới đi học mầm non một cách nhẹ nhàng nhất.