Trẻ kém tập trung khi học tập hay trong những lúc đang thực hiện một việc nào đó khiến phụ huynh vô cùng lo lắng vì không biết do đâu con lại như vậy. Tình trạng này cũng không hiếm và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tập trung còn được xem là một kỹ năng, do đó trẻ nhỏ cần được dạy kết hợp rèn luyện thường xuyên từ nhỏ. Song không phải ai cũng biết cách dạy trẻ tập trung sao cho đúng, để trẻ rút ngắn thời gian học giúp nhớ nhanh nhớ lâu hơn. Trong bài viết hôm nay, Mầm non DCA mách bạn 5 phương pháp dạy trẻ tập trung ngay tại nhà không nên bỏ qua sau đây!
Nội dung bài viết:
Những biểu hiện mất tập trung ở trẻ
Thật ra, sự mất tập trung ở trẻ không phải điều gì quá nguy hại, chúng khá phổ biến trong y khoa vì đơn giản càng nhỏ thì các bé dễ bị thu hút bởi các yếu tố ngoại cảnh xung quanh. Đồng thời, con cũng cảm thấy tò mò và thích khám phá nhiều thứ dẫn đến tình trạng sao nhãng. Trong y học, đây được xem là một bệnh lý xuất hiện nhiều ở nam chiếm tỷ lệ cao gấp 3 đến 4 lần so với các bé gái và được chia thành 2 loại như sau:
– Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD): nghĩa là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, cứ khoảng 100 bé sẽ có 3 đến 4 trẻ mắc phải hội chứng này, tỷ lệ tầm 3%.
– Attention Deficit Disorder (ADD): cũng là chứng rối loạn giảm tập trung nhưng biểu hiện không rõ và nhẹ hơn ADHD.
Khi đó, trẻ thường sẽ có một vài dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm:
– Trong học tập, các hoạt động sinh hoạt hay ngay cả lúc ăn uống trẻ mơ màng, trông rất thiếu sức sống, quay ngang quay dọc và làm những động tác thừa thãi,…
– Dễ bị phân tâm, không thể ngồi yên, liên tục đánh mất các vật dụng, có vấn đề khi làm theo hướng dẫn bắt nguồn từ việc không lắng nghe.
– Quá trình tiếp thu kiến thức rất hay quên trước quên sau, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin.
– Hay tò mò rồi bỏ ngang việc gì đó khi đang thực hiện, nhanh chán nản, thay đổi sở thích.
– Riêng trường hợp ADHD, trẻ còn có biểu hiện rõ nét sự mất kiên nhẫn, hiếu động quá mức, đôi khi hơi bốc đồng và sinh ra các hành vi thiếu chuẩn mực.
– Đối với trẻ ADD thì những biểu hiện tăng động không nhiều, nhưng ngược lại triệu chứng phổ biến dễ thấy nhất chính là bé thiếu tập trung nên gặp khó khăn trong việc phát triển tư duy và nhận thức.
Một số tác nhân khiến trẻ mất tập trung
Nguyên nhân có thể đến từ nhiều lý do khác nhau, nhưng được chia thành 2 tác nhân chính đó là:
Bắt nguồn từ bệnh lý (lâu dài)
– Do thể trạng của bé yếu: Khi thể chất không khỏe nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động, cụ thể nếu trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng hay là thừa cân béo phì đều tác động ít nhiều đến khả năng tập trung.
– Trẻ mắc các bệnh về tâm lý: ví dụ như những lúc căng thẳng, lo lắng, sợ hãi thì cũng dễ hiểu việc trẻ khó tập trung vào việc ở hiện tại.
– Các bệnh di truyền: Nhiều nghiên cứu từng chỉ ra rằng trẻ em kém tập trung có nguyên nhân từ di truyền, trong gia đình nếu Cha mẹ mắc hội chứng này khi sinh con có nguy cơ cao cũng giống vậy.
Mất tập trung tạm thời bởi các yếu tố thông thường
– Thiếu động lực: Do những việc đó khiến trẻ chán ghét, không tạo được sự hứng thú làm trẻ chán nản, bỏ bê.
– Trẻ suy nghĩ tiêu cực: Có thể nhận quá nhiều sự chê bai, trách móc từ người lớn mà khiến bé nảy sinh những suy nghĩ, hành vi tiêu cực và không muốn tập trung làm việc đó nữa.
– Do xung quanh có nhiều thứ hấp dẫn làm trẻ phân tâm, gây xao nhãng.
– Trẻ được cho tiếp xúc với đồ công nghệ từ sớm làm chúng mất đi sự hứng thú, tìm tòi học hỏi về thế giới xung quanh.
– Cường độ ánh sáng quá cao hoặc quá thấp, tiếng ồn quá lớn hay bị người khác quấy rầy.
– Chế độ dinh dưỡng thiếu nhiều chất quan trọng như sắt, kẽm, vitamin,…và thời gian nghỉ ngơi không đảm bảo, thiếu ngủ làm trẻ không đủ năng lượng tập trung tiếp thu kiến thức, luôn mệt mỏi, uể oải trong lớp học.
– Được nuông chiều nên trẻ thiếu sự kỷ luật, hoặc do còn nhỏ nên chưa quen với các nguyên tắc, quy định, không được rèn giũa nghiêm khắc dễ bỏ cuộc giữa chừng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non một cách toàn diện nhất
5 phương pháp dạy trẻ tập trung cực kỳ hiệu quả
Vậy sau khi đã nắm được nguyên nhân, việc quan trọng bây giờ là lựa chọn giải pháp dạy trẻ tập trung, kỹ năng cơ bản mà trẻ nhỏ cần được trau dồi từ sớm.
Chia nhỏ nhiệm vụ, giải quyết từng việc
Trẻ nhỏ thường gặp khó khăn và chán nản khi bắt chúng giải quyết một vấn đề, một chương trình học tập nào đó quá rộng lớn. Do đó, bạn nên chia nhỏ thành từng phần để con dễ dàng hoàn thành cũng như tạo sự thôi thúc trẻ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kế đó.
Ví dụ, thay vì giao cho trẻ dọn dẹp cả căn phòng lớn thì bạn hãy bắt đầu yêu cầu bé vệ sinh tủ kệ bên trong trước, rồi xếp áo quần, lau chùi sàn, dọn giường,…Sau khi mỗi công việc hoàn tất nên dành lời khen hay một phần thưởng nho nhỏ để bé được tiếp thêm động lực và bạn lại tiếp tục bàn giao nhiệm vụ mới.
Tạo không gian thoải mái để tập trung
Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần nguyên nhân làm trẻ mất tập trung một phần là do môi trường tác động lên, có thể vì tiếng ồn hoặc ánh sáng,…Trẻ em lại rất nhạy cảm với âm thanh, đôi lúc chỉ cần tiếng động nhỏ cũng làm bé phân tâm. Chính điều đó, việc tạo cho con yêu của mình không gian học tập lý tưởng như bố trí phòng riêng, thoáng đãng, yên tĩnh, bàn học sắp xếp gọn gàng, hạn chế đặt thiết bị điện tử (điện thoại, ipad, máy tính, tivi,…) trong phòng của trẻ và cung cấp đầy đủ dụng cụ cần thiết để quá trình học không phải bỏ đi tìm kiếm gây mất tập trung.
Kết nối bài học với thứ trẻ thích
Đang trong độ tuổi mầm non, trẻ chưa nhận thức rõ ràng điều gì nên hay không nên làm. Sự mất tập trung nhiều khi bắt nguồn từ chính việc dạy dỗ của Cha mẹ chưa thực sự tạo được liên kết với những thứ chúng thích. Từ đó, con thường “né tránh” những buổi dung nạp kiến thức.
Cách giải quyết lúc này là bạn nên kết nối giữa hoạt động vui chơi nho nhỏ vào giờ học. Đơn giản như trẻ cảm thấy việc đọc sách khoa học, toán học, văn học quá khô khan thì thay vì bắt ép con phải xem hết sao bạn không thử đổi cuốn sách có chủ đề thú vị hơn mà con thích, với hình ảnh minh họa bắt mắt chẳng hạn để vừa tiếp thu được kiến thức mới vừa không làm con chán ghét.
Như vậy, con có thêm động lực để tập trung học tập thật tốt và chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức.
Sắp xếp thời gian cân bằng giữa học và thư giãn hợp lý
Một trong những mẹo nhỏ được nhiều bậc phụ huynh áp dụng để dạy trẻ tập trung đó chính là điều chỉnh xen kẽ thời gian học và vui chơi thư giãn với nhau. Thời gian biểu hợp lý thường sẽ từ 45 phút đến 1 tiếng học bài thì cho con được đứng dậy vui chơi vận động bất cứ điều gì chúng thích, rồi nhắc bé quay lại bàn học như quy định sẽ giúp tăng độ tập trung của bé cao hơn.
Bởi khi não bộ thoải mái, cơ thể tránh trạng thái bị ù lì, giảm sự căng thẳng và tâm trạng tốt lên thì kéo theo quá trình học tập cũng vì thế trở nên hiệu quả hơn.
Luôn đồng hành cùng trẻ
Không có cách dạy hay phương pháp nào hiệu quả hơn việc Ba mẹ luôn “sát cánh” cùng con, dành thời gian để lắng nghe, tâm sự và trở nên thấu hiểu trẻ hơn. Chỉ cần nhiêu đó cũng khiến bé cảm thấy được tôn trọng, không ngại bày tỏ quan điểm hay những điều đang suy nghĩ. Và trẻ có thể tập trung hơn khi mọi vướng mắc được tháo gỡ.
Ngoài ra, thường xuyên tiếp xúc với cha mẹ sẽ giúp bé tự tin giao tiếp và tương tác khi bước ra xã hội, xây dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
Bên cạnh đó, thiết lập một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao cũng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, qua đó gia tăng sự chú ý.
>>> Xem thêm: Đồ chơi phát triển trí tuệ và những điều ba mẹ nhất định phải biết
Mầm non DCA – Kết hợp nhiều phương pháp dạy trẻ tập trung tốt nhất hiện nay
Hệ thống Mầm non DCA – Ngôi trường đạt chuẩn quốc tế với mục tiêu hướng đến là “gieo mầm” nên những thế hệ học sinh Hạnh phúc – Giá trị – Thành công – Trách nhiệm. Vì DCA hiểu rằng việc nuôi dạy những đứa trẻ chưa bao giờ dễ dàng, nhằm giúp phụ huynh phần nào trong quá trình giáo dục để các con yêu tập trung phát huy hết khả năng tiềm ẩn của bản thân.
Đặc biệt, DCA còn là trường mầm non đầu tiên đưa Học thuyết Đa trí thông minh của Nhà tâm lý học nổi tiếng Howard Gardner đến gần với nền giáo dục Việt Nam. Vận dụng thuyết đa trí tuệ giúp giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng trẻ, tạo nền tảng phát triển vững chắc để trẻ được tự tin thể hiện thế mạnh trong tương lai.
Môi trường học tập tại DCA có thiết kế với những lớp học yên tĩnh, thông thoáng được bao quanh là hàng trăm cây xanh và ánh sáng mặt trời. Cơ sở vật chất hiện đại, trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để bé được thỏa thích học hỏi nhưng không thiếu những khoảng thời gian vui chơi giải trí cùng bạn bè.
>>> Xem thêm: Khám phá 10 cách dạy con của người Nhật mà ba mẹ nên học hỏi
Hy vọng qua những thông tin được DCA chia sẻ qua bài viết trên đây, sẽ giúp bạn hiểu được tường tận về lý do tại sao con mất tập trung, những dấu hiệu nhận biết và biết cách dạy con tập trung. Là tình trạng hoàn toàn có thể khắc phục nhưng nếu phụ huynh chủ quan sẽ mang lại nhiều rắc rối sau này, nhất là ảnh hưởng quá trình học tập và sự phát triển tư duy não bộ của trẻ.