Cha mẹ cần nắm rõ sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo để có thể quan tâm và chăm sóc con tốt nhất. Điều này là do ở độ tuổi mẫu giáo từ 0 – 6 thì các quá trình tâm – sinh lý đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ sau này. Do đó hãy cùng Mầm non DCA nắm rõ những phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non hàng đầu đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng bên dưới!
Nội dung bài viết:
Đặc điểm tư duy ở các lứa tuổi mầm non
Tư duy cực kỳ quan trọng ở lứa tuổi mầm non vì nó giúp trẻ học được những phẩm chất mới, những mối quan hệ mới và tìm hiểu những đồ vật khác nhau mà trẻ chưa từng trải nghiệm trước đây. Tư duy là toàn bộ quá trình tích hợp lý thuyết và thực tế để giúp đứa trẻ nhận thức được tất cả những gì xung quanh chúng. Đặc biệt, ở mỗi lứa tuổi trẻ mẫu giáo khác nhau đều có những đặc điểm phát triển trí não riêng biệt cụ thể như sau:
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi
Ở độ tuổi này, não bộ của trẻ đang ở giai đoạn phát triển nhanh nhất và đây cũng là lúc trẻ trở nên hứng thú với mọi thứ xung quanh mình. Có thể có một số sự vật và hiện tượng nhất định trong quá trình suy nghĩ của trẻ và cũng có vào thứ là ngẫu nhiên. Nhưng bên cạnh đó, người lớn nên tận dụng các mối quan hệ, sự vật xung quanh trẻ để phát triển tư duy toàn diện cho trẻ.
Trẻ có thể tự giải quyết các vấn đề với sự hỗ trợ của cha mẹ chứ không cần hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Đây được gọi là phương pháp tư duy bên ngoài kết hợp với hành động trực quan.
Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi
Ở độ tuổi này, các em nhận thức được nhiều vấn đề và diễn biến hơn xung quanh mình. Do đó, sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ trong độ tuổi này sẽ đánh dấu một bước ngoặt đáng kể.
Việc trẻ tiếp xúc thường xuyên với các đồ vật, vật dụng xung quanh lâu dần sẽ tạo thành thói quen và những thói quen và kinh nghiệm này ăn sâu vào não bộ của trẻ. Khi trẻ em tham gia vào các hoạt động liên quan đến câu đố, não của trẻ sẽ bắt đầu hoạt động chăm chỉ để giải đố. Đây sẽ là bước khởi đầu của tư duy bên ngoài – tư duy trực quan làm tiền đề để phát triển tư duy cho trẻ toàn diện.
>>> Xem thêm: 5 cách dạy con rèn luyện trí nhớ nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng
Phương pháp pháp triển tư duy cho trẻ mầm non
Dưới đây là một số phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non hàng đầu đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Những phương pháp này có thể áp dụng trong gia đình và cả ở trường học để giúp trẻ phát triển hết tiềm năng của mình.
Phương pháp giáo dục toàn diện ngay trong gia đình
Cha mẹ nên tập trung vào việc nâng cao khả năng tư duy của trẻ thông qua kiến thức nền tảng về thế giới xung quanh. Theo đó bạn nên cho trẻ thưởng thức các clip và video đa dạng hấp dẫn để kích thích trí não của trẻ.
Khuyến khích trẻ chơi và khám phá những điều về bản thân. Trẻ em được tự do vui chơi và khám phá, quan sát về sở thích của mình sẽ giúp khả năng tư duy, tìm tòi của bé được cải thiện. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, thời gian nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý để trẻ có thể phát triển trí não hoàn thiện nhất.
Phát triển kỹ năng tư duy tổng quát và dùng trí tưởng tượng
Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển tư duy tổng quát thông qua những câu hỏi về thói quen hàng ngày như “Điều gì sẽ xảy ra nếu mặt trời không mọc”, “Thế giới sẽ ra sao nếu không có bầu trời?, “Bầu trời có màu gì nếu mưa đến?”, “Điều gì sẽ xảy ra khi con không tuân thủ luật lệ giao thông?” và vô vàn những câu hỏi tương tự.
Theo thời gian, trẻ sẽ có thể phản hồi và liên kết kiến thức của mình với thế giới bên ngoài. Cha mẹ có thể tác động đến cách suy nghĩ của trẻ bằng cách đặt những câu hỏi liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
Cách tốt nhất để giúp phát triển tư duy cho trẻ là cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con phát huy trí tưởng tượng. Khuyến khích con suy nghĩ về cách vẽ một con voi và cách cân một con tê giác hoặc cách xây dựng những công trình kiến trúc cao như thế nào. Nếu con có thể tự mình trả lời những câu hỏi này, tức là bạn đã dạy cho trẻ sử dụng tưởng tượng phong phú, điều này cũng cực kỳ hiệu quả khi áp dụng vào việc học tập của con.
Xây dựng cho con một não bộ khỏe mạnh
Sự phát triển của một bộ não khỏe mạnh sẽ thể hiện thông qua các bữa ăn dinh dưỡng hằng ngày, đây là yếu tố giúp trẻ phát triển khả năng tư duy rõ ràng nhất. Ở thời điểm này, cha mẹ phải đảm bảo rằng đang định hướng giáo dục con theo hướng tích cực để xây dựng một tâm hồn lành mạnh và lựa chọn hướng đi tốt nhất để phát triển tư duy cho trẻ. Phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn cẩn thận các nguồn dinh dưỡng có hàm lượng DHA và ARA đáng kể để hỗ trợ sự phát triển trí não của con trở nên hoàn thiện hơn.
Cha mẹ phải chú trọng giúp con phát triển tư duy
Từ 1-6 tuổi là độ tuổi đẹp nhất để con có được những hiểu biết nền tảng về thế giới xung quanh cũng như nhận biết các thành viên trong gia đình. Đừng gạt bỏ mối quan tâm của con mà hãy dành thời gian giải thích chủ đề một cách thấu đáo và cặn kẽ để con tiếp thu được thông tin thích hợp.
Cha mẹ có thể cho trẻ xem clip, video hoặc những bài hát hay, sử dụng nhiều công cụ sôi động khác như như đàn, trống,… để kích thích trí não của trẻ.
Đọc sách có thể giúp phát triển thế giới quan của bé
Thông qua việc rèn luyện thói quen đọc sách của trẻ và đọc cùng con, cha mẹ có thể giúp trẻ phân biệt giữa thiện và ác trong cuộc sống của mình qua mỗi câu chuyện. Thế giới quan của trẻ được mở rộng và kiến thức sẽ được tiếp thu vào trí não của trẻ theo phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh
Trên thực tế, tất cả trẻ em đều thích khám phá thế giới xung quanh mình. Cha mẹ phải xác định rõ mục tiêu học tập để trẻ tập trung chú ý và không lơ là. Ngoài ra, điều cần thiết là khuyến khích trẻ ham học hỏi và tăng sự tò mò của trẻ về thế giới xung quanh.
Lựa chọn môi trường mầm non hoàn hảo
Lựa chọn một trường học tập phù hợp với con là rất quan trọng, lựa chọn một nhà trường có cung cấp các chương trình học tập được thiết kế đặc biệt cho trẻ mẫu giáo với kỹ thuật dạy và học hiện đại, tiên tiến. Hơn nữa, trường mẫu giáo mà bạn lựa chọn nên cung cấp đa dạng các hoạt động ngoại khóa để có thể giúp phát triển tư duy cho trẻ cũng như sự năng động về thể chất.
Nhà trường cần có phương pháp dạy học theo kiểu mới, kết hợp các trò chơi tư duy cho trẻ chứ không đơn thuần là tập viết hay đọc hàng ngày. Ngoài ra cần khuyến khích trẻ tự tưởng tượng và tìm tòi theo sở thích để khai phá khả năng tiềm ẩn của trẻ.
>>> Đừng bỏ qua: Lưu ngay cách thức trị trẻ ăn vạ của các bà mẹ thông thái
Hệ thống mầm non DCA – Hệ thống mầm non đầu tiên ứng dụng học thuyết đa trí thông minh tại Việt Nam
Việc nuôi dạy trẻ không hề đơn giản vì sự phát triển của trẻ không chỉ đơn thuần do bản năng hay kinh nghiệm quyết định mà còn dựa trên các phương pháp, kỹ thuật dạy dỗ. Giai đoạn mầm non là khoảng thời gian tuyệt vời để phát triển tư duy cho trẻ, do đó mà lựa chọn một ngôi trường lý tưởng cho con là điều cần thiết.
Nhận thức được điều đó, DCA ra đời để đáp ứng nhu cầu của các ông bố bà mẹ về một môi trường hiện đại, khoa học và lành mạnh cho con. Tại trường mầm non DCA, trẻ em được phát triển thành những cá nhân năng động, sáng tạo, tự tin và giàu trí tưởng tượng. Các em hàng ngày được nuôi dưỡng bằng tình cảm yêu thương kết hợp với các kỹ thuật giảng dạy khoa học và hiệu quả nhất.
Đây là trường mầm non đầu tiên tại Việt Nam đưa Lý thuyết Đa trí tuệ của Nhà tâm lý Howard Gardner vào chương trình giảng dạy mầm non. Tạo ra một không gian giáo dục khuyến khích phát triển toàn diện 8 loại trí thông minh vốn có của trẻ về ngôn ngữ, toán học, âm nhạc, tư duy,…. DCA sẽ giúp phát huy tối đa tiềm năng của con thông qua nhiều cách thức sáng tạo để trẻ không cảm thấy nhàm chán hay gò bó, giúp con đạt được kết quả học tập xuất sắc.
Hơn nữa, Mầm non DCA cũng thường xuyên lên kế hoạch cho các hoạt động linh hoạt theo lịch trình của mỗi đứa trẻ, các sự kiện được tổ chức ngoài trời, bên trong sân khấu hoặc các buổi dã ngoại với sự trợ giúp của giáo viên sẽ cho phép trẻ rèn luyện tư duy đổi mới và sáng tạo.
Vừa chơi vừa học là cách hữu hiệu nhất để hỗ trợ phát triển tư duy cho trẻ. Các hoạt động khuyến khích phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ mẫu giáo có thể giúp con phát triển các kỹ năng vận động, khả năng sáng tạo và hơn hết là sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Các trò chơi giúp con phát triển khả năng tư duy và sáng tạo tại lớp học DCA có thể kể đến như: Nhìn hình đoán nhanh; xác định vị trí hình cũng như nhận biết sự thay đổi của hình ảnh; ghép hình; vẽ tranh, tô màu; xem video kể chuyện, hoạt hình giáo dục,… cùng hàng ngàn trò chơi kết hợp học tập khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nên cho con học trường mầm non song ngữ hay trường mầm non quốc tế?
Với những thông tin trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về quá trình phát triển năng lực tư duy cho trẻ mầm non. Cha mẹ có thể phát triển tư duy cho trẻ bằng cách làm theo những phương pháp khoa học trên đây. Để đảm bảo các phương pháp dạy con đi đúng hướng và có hiệu quả cao, hãy tin tưởng gửi gắm con tại trường Mầm non DCA, nơi phát triển tư duy một cách toàn diện nhất cho trẻ.