Cha mẹ thường nghĩ khả năng ngôn ngữ của con được hình thành và phát triển một cách tự nhiên nên không nhất thiết phải dạy. Tuy là vậy, nhưng nếu trải qua rèn luyện đúng cách thì tốc độ nói của trẻ sẽ nhanh thành thạo, điêu luyện hơn rất nhiều. Gợi ý top 6 cách dạy con tập nói hiệu quả, cực đơn giản mà không phải ai cũng biết. Các bậc phụ huynh muốn con tập nói nhanh chóng tiến bộ hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
Nội dung bài viết:
Đâu là khoảng thời gian con tập nói hiệu quả?
Ba năm đầu đời được xem là giai đoạn lý tưởng để mẹ có thể dạy con tập nói, bởi đây là thời điểm các bé đã sẵn sàng tiếp thu vốn từ ngữ thông qua nhận diện âm thanh từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, từng giai đoạn, từng cột mốc thì việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ có đôi chút khác biệt. Cụ thể như:
– Trẻ từ khi sinh ra đến 3 tháng tuổi, bé đã nhận thức được âm thanh và có thể bắt chước theo nhưng chưa rõ nét chỉ đơn giản là phát ra tiếng ô, a,…
– Từ 4 đến 6 tháng tuổi, lớn hơn chút xíu thì bé đã bập bẹ được những âm thanh như baba, mama và cố gắng phát ra tiếng để giao tiếp với mọi người.
– Từ 1 đến 2 tuổi, bé đã biết ghép nhiều từ ngữ thành câu dài và thậm chí sử dụng từ chính xác trong các tình huống hay lên giọng xuống giọng tùy theo ngữ cảnh.
– Bước vào tuổi lên 3, giai đoạn này bé bắt đầu “chuyên nghiệp” hơn rất nhiều khi biết cách xưng hô và vốn từ tăng đáng kể.
Vì vậy, lời khuyên cho các bậc phụ huynh là nên học cách dạy con tập nói hiệu quả và áp dụng ngay từ khi bé chào đời, càng sớm càng tốt.
Tham khảo 6 cách dạy con tập nói hiệu quả, nhanh chóng
Với những cách dạy bé tập nói dưới đây, nếu Cha mẹ kiên trì thực hiện chắc chắn bạn sẽ sớm được nghe trẻ “thủ thỉ” quanh tai suốt ngày nhanh thôi!
Trò chuyện với con mọi lúc mọi nơi
Chắc hẳn nhiều Ba mẹ không biết rằng, ngay từ khi còn trong bụng mẹ bé đã phát triển về ngȏn ngữ, chính xác là cό thể cảm nhận được tὶnh cảm của mọi mẹ hay mọi người qua giọng nόi. Sau khi chào đời, nếu phụ huynh thường xuyên trò chuyện với bé thì ngȏn ngữ sẽ còn được phát triển mạnh mẽ, vượt trội hơn nữa.
Những lúc bạn thấy trẻ bập bẹ tiếng gọi đầu đời “ ê, a”, điều này đồng nghĩa con đang muốn gia nhập và “hóng chuyện” cùng người lớn đấy. Có lẽ bạn nghĩ “Bé chẳng hiểu gì đâu” nên sẽ phớt lờ không cho con tham gia. Đúng là như vậy, nếu tầm khoảng 1 đến 3 tuổi bé chưa hiểu được lời bạn nói nhưng quá trình này sẽ giúp trẻ làm quen dần với ngữ điệu, âm vực. Minh chứng là khi chúng ta nói nhẹ nhàng hay cáu gắt rồi to tiếng bé đều biết.
Để thu hút sự chú ý và dạy bé tập nόi hiệu quả, nhanh hơn, bạn cần lưu ý đến giọng điệu của mὶnh. Cách tốt nhất, hãy kiểm soát bằng giọng điệu dịu dàng, tὶnh cảm nhưng rõ ràng từng câu, từng chữ. Đừng quên biểu hiện cùng cảm xúc, ánh mắt trὶu mến khi nói những lời yêu thương với con để trẻ cảm nhận và hồi đáp lại.
Tóm lại, cố gắng dành thật nhiều thời gian bên con và trò chuyện cùng con, đặc biệt vào những lúc bé cảm thấy lo sợ, hoang mang thì đây là cách trấn tĩnh cực hữu ích.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non: Cần làm gì để giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi?
Đọc sách cho bé nghe
Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ nghe từ nhỏ là cách tuyệt vời để nâng cao sự tập trung để tiếp thu tri thức, hiểu hơn về thế giới xung quanh cũng như giúp gắn kết và kích thích trẻ học ngôn ngữ.
Tuy nhiên đừng áp đặt, hãy tạo không khí thoải mái và bắt đầu bằng cách đọc đọc quyển sách có nhiều hình ảnh, nội dung dễ hiểu với chủ đề mà cả bạn và trẻ đều thích. Nhằm mục đích để truyền cho trẻ cảm giác thích thú và muốn nghe mỗi ngày.
Ngay cả với trẻ sơ sinh còn trong bụng, việc người mẹ hay đọc sách cho con cũng mang lại nhiều lợi ích, giúp cho quá trình phát triển về ngôn ngữ sau này.
Đọc sách cho trẻ nghe khȏng chỉ giúp trẻ phát triển tư duy trí não, tăng cường khả năng sáng tạo, tưởng tượng mà cὸn là giải pháp giúp con ghi nhớ nhanh khi học nόi. Đồng thời, trẻ sẽ tίch lũy được nhiều vốn từ vựng sau mỗi câu chuyện được tường thuật lại.
Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là luôn mang theo sách bên mình để có thể đọc bất cứ đâu, không gian học tập của bé cũng nên trang bị một số cuốn sách theo sở thích của con, lên khung giờ đọc sách cụ thể, đưa con đến những nơi như thư viện hay nhà sách,… Để khi lớn lên, các bé sớm coi đọc sách như niềm vui, chọn sách thư giãn thay vì trò chơi giải trí khác và không phải xem đây là nhiệm vụ.
Mô tả các hành động, đồ vật mà bé đang tương tác
Khi trẻ cầm nắm, đón nhận những món đồ chơi hay vật dụng quen thuộc hằng ngày nếu bạn mô tả đặc điểm về chúng sẽ giúp bé sớm bắt đầu liên tưởng đến từ ngữ cụ thể gắn với đồ vật đó. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, dần bạn sẽ thấy trẻ tiến bộ trong việc sử dụng các từ có nghĩa để diễn tả sự vật, sự việc xung quanh.
Ví dụ, con đang chơi xếp hình bạn có thể nói “Con thấy sao về trò chơi xếp hình này?”, hay bé đang chơi đùa với thú cưng bạn cũng nên mô tả hành động như “Hãy vuốt ve con mèo nhẹ nhàng con nhé!”,…
Cho bé nghe nhạc hoặc hát cho bé nghe mỗi ngày
Ngoài đọc sách, kể những câu chuyện cho bé nghe, bên cạnh đó việc tự mình hát hoặc mở những bài nhạc thiếu nhi vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi cũng là cách dạy con tập nói hiệu quả. Thay vì tập nói một cách khô khan, sao chúng ta không chọn phương án giúp trẻ luyện nói mỗi ngày nhưng không gây nhàm chán. Đồng thời, cùng nhau hát hay nghe một bản nhạc còn giúp bố mẹ hàn gắn tình cảm và thuận lợi giao tiếp với con yêu của mình hơn.
Âm nhạc từ lâu còn được biết đến mang lại nhiều công dụng tốt cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Từ đó, giúp thúc đẩy tư duy đọc và viết của trẻ, xây dựng nền tảng ngôn ngữ rõ ràng, mở rộng.
Hành động hào hứng khi trẻ có thể phát âm từ có nghĩa
Quá trình tập luyện nói, để tạo cảm giác hào hứng cho trẻ. Sau mỗi lần con phát âm tốt một từ mới đừng tiếc dành tặng bé những lời khen hay vỗ tay, bởi vì bất kỳ ai cũng cần được động viên và trẻ nhỏ cũng vậy.
Chắc chắn khi được khen ngợi như vậy, hẳn sẽ giúp con có thêm động lực để học hỏi nhiều hơn. Thông thường, Ba mẹ chỉ tập trung dạy con tập nói qua từng câu chữ mà quên mất hành động phản hồi của mẹ khi nghe bé nói cũng rất quan trọng. Mặc dù, chỉ cần mỉm cười hay đơn giản là phản hồi trẻ bằng một câu nói thực tế như “Ồ, con nói đúng rồi đấy, con giỏi lắm”, “Con sẽ nhanh tiến bộ nếu cố gắng như vậy”, “Tiếp tục phát huy con nhé”,… cũng là cách khuyến khích trẻ làm điều đó nhiều hơn nữa.
Hãy kiên nhẫn khi dạy bé học nói
Trẻ nhỏ dành phần lớn thời gian bên Cha mẹ, là người đồng hành cùng con trong nhiều hoạt động hằng ngày. Những đứa trẻ ra đời hầu hết đều nói được vào độ tuổi lên 1, và việc lâu hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiển nhiên sự phát triển về khả năng nói mỗi người sẽ khác nhau nên bố mẹ đừng tạo áp lực nếu con chưa hoàn thiện như mong đợi.
Do đó, quá trình học tập bất cứ thứ gì kể cả trong việc tập nói của trẻ cũng vậy, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ thấy kết quả vào một ngày không xa. Có bé học nhanh thì cũng có bé chậm hơn một chút, điều đó rất bình thường. Đặc biệt, khi mới bắt đầu cứ để bé được tự do nói những gì chúng thích, nên khen ngợi để động viên và tạo cảm hứng cho con tiếp tục học nói.
Kết hợp việc áp dụng những phương pháp vừa liệt kê ở trên và tạo điều kiện cho bé có không gian riêng yên tĩnh để học tập, khám phá khả năng tạo ra âm thanh của mình. Không cần quá im lặng nhưng ít nhất bé không bị ai đó làm phiền khi học nói và tiếng ồn bên ngoài nên được giảm thiểu mức thấp nhất.
>>> Xem thêm: Reggio Emilia – Phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện
Trong quá trình trẻ rèn luyện để nâng cao khả năng nói, Cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Vận dụng tối đa ngôn ngữ thể hình khi dạy trẻ trước 1 tuổi tập nói, những cử chỉ tay cơ bản có thể giúp ích khá nhiều trong việc giao tiếp.
– Dành nhiều thời gian nói chuyện cùng con giúp bạn thấu hiểu trẻ hơn và bé cũng chịu mở lòng để tâm sự cũng như cố gắng cải thiện kỹ năng nói.
– Đơn giản hóa các ngôn ngữ khi dạy, hạn chế sử dụng những câu quá dài hay chứa từ phức tạp gây khó nhớ.
– Khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm cá nhân, sở thích thông qua các trò chơi bé cũng dễ dàng bổ sung thêm vốn từ phong phú.
Nếu mong muốn cho con yêu của mình có môi trường học tập thân thiện, không bị gò bó chỉ trong nhà thì Cha mẹ có thể tham khảo về Hệ thống Mầm non DCA. Là một trong những ngôi trường đạt chuẩn quốc tế với thiết kế không gian phòng học vô cùng độc đáo. Từ khu vực dành cho việc học đến nơi vui chơi thư giãn đều được bao quanh bởi rất nhiều cây xanh, thoáng mát. Nhưng vẫn đáp ứng cách ly hoàn toàn tiếng ồn từ bên ngoài, giúp trẻ tập trung tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Mặc khác, DCA còn thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, vận động thể chất để trau dồi kỹ năng làm việc đội nhóm, tự tin giao tiếp và thể hiện thế mạnh của bản thân.
Hy vọng với những thông tin được Mầm non DCA cung cấp trên đây, có thể giúp các bậc phụ huynh phần nào biết thêm nhiều cách dạy con tập nói hiệu quả. Để đảm bảo rằng khi trẻ bước qua một cột mốc nhất định nào đó, sẽ phát triển một cách toàn diện.