Giai đoạn phát triển đầu tiên được xem là thời điểm hoàn hảo nhất mà các bậc phụ huynh nên giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non. Điều này, giúp trẻ được hình thành những thói quen tốt và nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về thế giới xung quanh. Vậy đâu là phương pháp tốt nhất dành cho con? Hãy cùng Mầm non DCA phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, qua nội dung bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết:
Hiểu thế nào về phát triển nhận thức cho trẻ
Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non hiểu đơn giản là dạy trẻ cách xử lý thông tin, hình thành nên các khái niệm, tăng cường khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ đa dạng. Quá trình này nên được thực hiện theo một lộ trình cụ thể, để dễ dàng quan sát và theo dõi kết quả từng giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ được tốt hơn.
Mục đích của giáo dục nhận thức là giúp trẻ phát huy tối đa khả năng tư duy, vận động trí não và nhạy bén khi giải quyết một vấn đề hay tình huống nào đó. Dần trẻ sẽ tự hình thành nên những quan điểm và nhận thức riêng, trẻ hiểu được cũng như có thể tự mình giải quyết, biết cách ứng xử sao cho linh hoạt mà không cần nhờ đến người khác.
Giáo dục phát triển nhận thức được mở rộng chỉ tập trung giảng dạy cho trẻ theo 3 chủ đề chính là nghiên cứu khoa học, tìm hiểu về xã hội và làm quen với toán học qua các con số. Ngoài ra, một số kỹ năng tư duy như so sánh, phân loại, ghi nhớ, phân tích hay sáng tạo cũng rất quan trọng vì sẽ bổ trợ rất nhiều trong việc học của trẻ sau này.
Tại sao cần phải phát triển nhận thức cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi?
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, trẻ ở độ tuổi mầm non (từ 3 đến 5 tuổi) là lúc mà các neuron thần kinh ở não bộ phát triển mạnh mẽ nhất. Do đó, đây là giai đoạn lý tưởng cần phải phát triển nhận thức cho trẻ, khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức cũng nhanh hơn.
Những năm phát triển đầu đời của bé, yếu tố để đánh giá về phát triển nhận thức một đứa trẻ thể hiện qua các hoạt động như nhận thức, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ hay những kỹ năng sống cơ bản.
Tuy nhiên, trên thực tế mỗi đứa trẻ đều có những tiềm năng riêng nên phương pháp giáo dục mới này giúp khai thác triệt để giá trị nhận thức toàn diện, khả năng tiềm ẩn đó ở trẻ.
Những phương pháp giáo dục giúp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Như đã nói đến ở trên, cách thức áp dụng để phát triển nhận thức cho trẻ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng nền tảng tri thức và nhân cách sau này. Và dưới đây là một số phương pháp giáo dục hiệu quả mà Cha mẹ có thể tham khảo như:
Học tập cùng các giáo cụ trực quan, sinh động
Đây là phương pháp hướng đến sự phát triển nhận thức toàn diện cả 5 giác quan của trẻ gồm: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác.
Việc sử dụng những các công cụ hỗ trợ giáo dục như hình trụ, tháp hồng hay tủ hình học giúp gia tăng khả năng quan sát và nhận thức ở trẻ. Bằng cách dạy chúng so sánh kích cỡ to hay nhỏ, dài ngắn, dày mỏng hoặc qua màu sắc, tính chất của đồ vật. Từ đó, hình thành nên tư duy toán học với những kỹ năng phân loại, so sánh, sắp xếp,…
Cho trẻ thực hành thật nhiều
Nếu chỉ giảng dạy lý thuyết mà không được thực hành thực tế, trẻ sẽ rất khó tiếp thu kiến thức thông qua lời nói. Vì vậy, để con có thể tự lập và hạn chế ỉ lại vào người khác thì cách tốt nhất là cho bé bắt đầu từ những hành động quen thuộc hàng ngày. Những việc làm tưởng chừng tuy nhỏ nhặt như tự chăm sóc, phục vụ bản thân nhưng hình thành cho trẻ được tính tự lập khá hiệu quả.
Sự bao bọc quá mức của cha mẹ, thầy cô đôi khi vô tình khiến trẻ không tự tin thực hiện bất cứ điều gì, không dám thể hiện những tiềm năng của mình cũng như thiếu đi những kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy, hãy tạo cơ hội cho con được thực hành nhiều hơn trong cuộc sống từ việc làm đơn giản như tự mặc đồ, tự ăn, dọn dẹp đồ chơi, sắp xếp khu vực học, trồng cây, chăm sóc thú cưng, lau chùi bụi bẩn,…
Tiếp xúc sớm với ngôn ngữ và các con số
Ngoài hoạt động giao tiếp, thể hiện ngôn ngữ qua lời nói thì bên cạnh đó Cha mẹ cũng nên làm tăng vốn từ phong phú cho trẻ thông qua việc cho bé làm quen với mặt chữ từ sớm. Đặc biệt, ở những đứa trẻ nhút nhát thường rất sợ khi tiếp xúc với người lạ, thì Cha mẹ cần cho con học tập trong môi trường năng động bên ngoài nhiều hơn là ở nhà. Đồng thời, cũng nên khuyến khích bé giao tiếp nhiều hơn, tham gia các hoạt động đội nhóm hay ngoại khóa để mở rộng mối quan hệ,…
Về phần toán học, nếu được làm quen sớm với các con số hay những biểu tượng hình học, sẽ hỗ trợ trẻ phát triển tư duy, kỹ năng tính toán nhạy bén hơn. Qua việc thực hiện các phép tính cộng trừ đơn giản và tăng dần độ khó lên khi bé đã thành thạo.
Tạo môi trường để bé có cơ hội khám phá về thế giới
Môi trường sống xung quanh là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng khá lớn trong quá trình hình thành cũng như phát triển nhận thức của bé. Vì lẽ đó, đem đến một môi trường sống lành mạnh, nơi có đủ điều kiện phù hợp để bé khám phá và trải nghiệm về những thứ xung quanh mình. Đây cũng là một trong những phương pháp giáo dục phát triển nhận thức hiệu quả nhất mà ba mẹ cần lưu tâm.
Khám phá thế giới chính là cách tiếp cận khoa học theo cách tự nhiên nhất và khi đó trẻ có được sự hiểu biết nhất định những khái niệm hay đặc điểm về sự vật, sự việc. Chủ động tham gia thực hành bên ngoài sẽ là cách để nâng cao khả năng tư duy và óc sáng tạo, đồng thời giúp trẻ dung nạp kiến thức mới nhanh, ghi nhớ lâu hơn.
Ba mẹ có thể thay đổi không gian để bé cảm giác mới mẻ và hứng thú với việc phát triển nhận thức như sử dụng âm nhạc hay mùi hương để kích thích trí tò mò của trẻ.
Tôn trọng sự khác biệt và quyết định của trẻ
Trẻ em không ai giống một ai, nhận thức của chúng và những điểm mạnh yếu trên các phương diện khác nhau. Vậy nên, cha mẹ cần tôn trọng sự khác biệt cá nhân trong suy nghĩ và hành động của trẻ. Đơn giản hãy để con được làm những điều mình thích trong khuôn khổ cho phép, hạn chế áp đặt và cố gắng điều hướng đến những hoạt động bổ ích giúp tăng cường thể chất, rèn luyện các kỹ năng, sự tự tin để trẻ phát huy hiệu quả ưu điểm của mình.
Có thể bạn quan tâm:
– Top 8 trường mầm non quốc tế được nhiều phụ huynh tin tưởng chọn lựa tại Hà Nội [2022]
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Đâu là các phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ dễ dàng làm quen với ngôn ngữ?
– Có nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không?
Hệ thống mầm non DCA – Cùng bé phát triển nhận thức một cách toàn diện
Hệ thống Mầm non DCA tự tin sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng trẻ trên con đường phát triển nhận thức một cách toàn diện nhất. Đây là trường mầm non đầu tiên tại Việt Nam tiên phong áp dụng Học thuyết Đa trí thông minh của Nhà tâm lý học nổi tiếng Howard Gardner vào chương trình đào tạo. Với triết lý lấy trẻ làm trung tâm để con được tự do trải nghiệm, tiếp cận tri thức nhưng vẫn mang lại hiệu quả vượt bậc như mong muốn.
Ngoài ra, môi trường DCA được thiết kế theo các tiêu chuẩn quốc tế và luôn hướng đến mục tiêu khơi gợi tối đa 8 loại trí thông minh sẵn có trong mỗi đứa trẻ. Dưới sự dẫn dắt bởi đội ngũ giáo viên đều qua đào tạo bài bản với trình độ chuyên môn cao và thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ. Từ đó, lựa chọn hướng giáo dục phù hợp, xây dựng nền tảng vững chãi cho bước đầu trên con đường hoàn thiện bản thân của trẻ.
Cụ thể, tại DCA có các hệ đào tạo khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển và nhu cầu dành cho các bé, ba mẹ có thể tham khảo:
– Hệ Baby Care (dành cho trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12 tháng)
– Hệ Hội nhập quốc tế
– Hệ Công dân toàn cầu
Mầm non DCA còn đặc biệt quan tâm đến việc trang bị những kỹ năng sống cần thiết, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu, vui đùa cùng bạn bè và cha mẹ. Bên cạnh đó, giáo trình giảng dạy cũng được trường xây dựng cực kỳ chi tiết, bài bản giúp dễ quan sát và theo dõi kết quả hành trình phát triển của bé.
Quá trình nuôi dưỡng và phát triển nhận thức cho trẻ mầm non không phải trong một thời gian ngắn, mà nó là cả chặng đường dài với sự cố gắng, kiên trì từ phía cha mẹ. Vì sự phát triển toàn diện cho con yêu, các bậc phụ huynh hãy bắt đầu giáo dục từ bây giờ bằng cách lựa chọn phương pháp và môi trường học tập phù hợp với bé.