Trẻ nhỏ thường kiểm soát cảm xúc không tốt, tuy nhiên ở một số bé có xu hướng dễ cáu gắt, khó chịu hay cằn nhằn vô cơ khiến các bậc phụ huynh cảm thấy khó hiểu và lo lắng vì không biết lý do tại sao. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của DCA để biết vì sao trẻ hay tức giận và Ba mẹ cần làm gì nhằm giúp con thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Nội dung bài viết:
Tại sao trẻ hay tức giận?
Ba mẹ thường thắc mắc rằng, vì sao trẻ hay nổi nóng dù những vấn đề đó thực sự không đáng. Nhưng trên thực tế, trẻ bộc lộ cảm xúc tiêu cực có thể xuất phát từ nhiều yếu tố tác động gây khó chịu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi giận dữ của trẻ?
- Do di truyền: Theo nghiên cứu của một tiến sĩ người Mỹ, sự nóng giận của trẻ có thể do ảnh hưởng bởi gen di truyền, chúng liên quan đến những cảm xúc bực bội. Về bản chất của gen này sẽ di truyền qua các thế hệ với tỉ lệ khoảng hơn 30% và các bé trai dễ gặp hơn.
- Chịu ảnh hưởng từ tính cách của Ba mẹ: Ngoài yếu tố di truyền, trẻ cáu giận cũng có thể do chịu tác động từ môi trường sống xung quanh. Như cách trẻ được giáo dục, lối sống hằng ngày trong gia đình, những hành vi hay cách Ba mẹ giao tiếp cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng.
- Do tính cách của trẻ: Một nguyên nhân khác cũng phổ biến không kém khiến trẻ hay tức giận đó là do tính cách bắt nguồn từ sự nuông chiều quá đà của Ba mẹ. Dần về sau, trẻ hình thành suy nghĩ mình là trung tâm, nếu không được đáp ứng sẽ nổi nóng ngay.
- Trẻ đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe hoặc đang trong giai đoạn khủng hoảng theo độ tuổi nên sinh ra các hành vi bất thường vượt qua giới hạn.
- Ngoài ra, ở thời điểm trẻ đang trong độ tuổi mầm non cơn tức giận còn bắt nguồn từ nguyên nhân chủ yếu như bé đói bụng, khát nước, mệt mỏi, đau ốm,…
Trẻ hay tức giận có ảnh hưởng gì?
Các chuyên gia nghiên cứu về giáo dục trẻ em đã chỉ ra rằng, những biểu hiện cảm xúc của trẻ trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính cách của chúng sau này.
Do đó, Ba mẹ nếu thấy bé thường xuyên có những biểu hiện như ăn vạ, hay la lối, tức giận, suy nghĩ tiêu cực,… hãy hướng dẫn, điều chỉnh ngay lúc đó để giúp trẻ quản lý cảm xúc cá nhân sao cho phù hợp, tránh gián tiếp xây dựng tính cách không tốt làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ về sau của con.
Bên cạnh những ảnh hưởng bên ngoài mà chúng ta dễ dàng nhận thấy, thì tình trạng trẻ hay bực tức cũng có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, suy nhược, tổn thương cho gan, phổi hay bệnh đau dạ dày,…
Ba mẹ nên làm gì khi trẻ tức giận?
Có lẽ còn quá nhỏ nên đôi khi trẻ chưa hiểu và biết cách kiểm soát cơn tức giận của mình. Vì vậy, điều Ba mẹ cần làm chính là:
Tâm sự cùng con
Đây là một cách rất hay để Ba mẹ thấu hiểu con hơn, biết được các bé đang suy nghĩ những gì. Khi bạn dành thời gian gần gũi và tâm sự với con, các bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương từ Ba mẹ nhiều hơn và điều này có thể giúp con xoa dịu đi những cảm xúc tiêu cực của mình.
Ngoài ra, việc đặt câu hỏi để biết được lý do vì sao khiến con tức giận, rồi sau đó đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng giúp con dần thay đổi và cư xử điềm đạm hơn.
Giữ bình tĩnh
Bạn không biết vì sao trẻ hay nổi nóng nhưng không phải lúc nào trẻ cũng tức giận một cách vô cơ. Vì thế, việc bình tĩnh lắng nghe trẻ và đặt bản thân vào vị trí của chúng là vô cùng cần thiết để hiểu tại sao bé lại hành xử như vậy.
Hãy lắng nghe thật kỹ và dành những lời khuyên chân thành cho con trước khi la mắng hay trách phạt. Khi được giải thích hợp lý cũng như nhận được sự đồng cảm từ Ba mẹ của mình bé sẽ tự biết hối cải và thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Không nên to tiếng hay sử dụng bạo lực với trẻ
Như đã nói ở trên, nếu trẻ sống trong môi trường mà Ba mẹ thường xuyên to tiếng qua lại, mắng chửi hay thậm chí sử dụng bạo lực với con khi các bé có hành vi cáu giận. Đây là hành động không giúp trẻ cư xử hòa nhã lại mà chỉ khiến chúng phản mạnh mẽ hơn nữa. Hoặc có thể điều đó chỉ dừng lại tại thời điểm đấy do sợ nhưng lại tiếp diễn tính xấu với người khác.
Trẻ em thường tức giận thiếu kiểm soát vào giai đoạn mầm non, tuy nhiên nếu được giáo dục tốt từ sớm trẻ sẽ tinh tế và khéo léo hơn trong giao tiếp. Vậy nên, DCA hy vọng qua bài chia sẻ trên đây sẽ giúp các phụ huynh hiểu được nguyên do vì sao trẻ hay nổi nóng để biết nên làm gì khi bé yêu cảm thấy bực bội.