Khả năng nói ở trẻ là điều kiện cực kì quan trọng giúp trẻ phát triển trí não và tư duy ở giai đoạn vàng. Khi biết nói, trẻ có thể học hỏi và khám phá vạn vật xung quanh. Nhưng với một số trường hợp, trẻ 3 tuổi chậm nói, không chịu nói chuyện, không phản ứng với âm thanh xung quanh. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn hoặc do tâm lý của trẻ. Các bậc bố mẹ cần quan sát và đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Nội dung bài viết:
Vì sao trẻ 3 tuổi chậm biết nói?
Trẻ con trong giai đoạn 0 – 3 tuổi cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể và các kỹ năng, trong đó có khả năng biết nói. Tốc độ phát triển kỹ năng nói của mỗi trẻ là khác nhau. Thông thường, trẻ có thể nói được khoảng 500 – 900 từ khi 3 tuổi, bắt đầu bằng những từ đơn đến từ ghép và câu hội thoại ngắn. Một số trường hợp khác, trẻ con còn thể ghi nhớ và hát theo một bài hát hoàn chỉnh.
Dấu hiệu trẻ bị chậm nói
Trường hợp ngược lại, khi trẻ 3 tuổi chưa biết nói hoặc giao tiếp hạn chế sẽ dùng cử chỉ, hành động cơ thể để biểu thị những mong muốn cá nhân. Những biểu hiện này thường thể hiện khá rõ ràng:
- Trẻ dễ cáu gắt khi bố mẹ không hiểu hoặc không đạt được mục đích của chúng.
- Trẻ chỉ nói những câu ngắn như có hoặc không rồi lặp đi lặp lại mà không thể sử dụng cả câu để biểu đạt bản thân
- Mỗi khi không nói được từ gì đó thường nhăn mặt, quay đi hoặc cáu gắt
- Không thể nói những từ đơn giản nhất như bố mẹ, bà…
- Không thích giao tiếp với người khác, không chơi với bạn bè chỉ ở gần bố mẹ.
Nguyên nhân trẻ 3 chưa biết nói
Trẻ 3 tuổi chậm nói là tình trạng không hiếm gặp trong xã hội ngày nay. Nếu do sự phát triển thông thường của cơ thể, tình trạng này có thể sẽ được cải thiện khi trẻ lớn hơn. Nếu đó là biểu hiện của bệnh thì cần phải điều trị kịp thời để hạn chế các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và trí tuệ của trẻ.
Trẻ chậm nói có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân tiềm ẩn sau:
Cấu tạo phần miệng có vấn đề
Chậm nói do cấu tạo miệng có vấn đề xảy ra do trẻ gặp vấn để với miệng, lưỡi, môi hay vòm họng. Điều này có thể do bẩm sinh xuất hiện khi trẻ còn trong bào thai. Bị tổn thương hoặc khuyết thiếu các bộ phận ở miệng có thể gây khó khăn cho âm thanh hoặc từ ngữ. Dị tật này có thể hạn chế lưỡi hoạt động hoặc không thể phát âm một số chữ cái như dl,r,s…
Trẻ bị chậm nói do mất thính lực
Thính giác bị tổn thương hoặc dị tật khiến cho trẻ không nghe thấy hoặc nghe không rõ ràng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, không nói chuyện hoặc không phản ứng với âm thanh. Phụ huynh cần đưa trẻ đi kiểm tra và gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra và có cách điều trị đúng.
Trẻ mắc chứng tự kỷ
Bệnh này gây rối loạn phát triển ở trẻ, trường hợp này được phát hiện khá phổ biến hiện nay. Trẻ chậm nói do tự kỷ có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Trẻ chỉ nói được những từ ngắn và không thể phát triển những từ mới
- Khả năng giao tiếp ngôn ngữ không phát triển thêm hoặc bị suy giảm
- Trẻ ít biểu lộ cảm xúc, ít nói, ít cười và không thích chơi với người khác.
- Bé thích chơi một mình hoặc không nói chuyện với người xung quanh.
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Một vài trường hợp khác như trẻ có thể hiểu và phản ứng lại với âm thanh nhưng không thể diễn đạt đúng theo cảm xúc mà chỉ có thể nói được một vài từ ngắn. Đó có thể là dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ. Chứng rối loạn ngôn ngữ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe trí não, khả năng tư duy của trẻ. Sinh non cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng chậm phát triển về ngôn ngữ hoặc gặp vấn đề về thính giác ở trẻ em.
Trẻ 3 tuổi chậm nói, cha mẹ nên làm gì?
Khi phát hiện trẻ 3 tuổi chậm nói có những dấu hiệu đặc trưng trên cần có biện pháp can thiệp kịp thời. Một số cách điều trị hiệu quả như:
- Sử dụng ngôn ngữ trị liệu chuyên dùng
- Tìm đến các trung tâm can thiệp kỹ năng chuyên điều trị cho trẻ chậm nói
- Điều trị các chứng bệnh tâm lý tiềm ẩn
Trẻ 3 tuổi chưa biết nói sẽ tạo ra những bất lợi cho sinh hoạt hằng ngày của trẻ, không những thế nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển tư duy, trí não. Các bậc bố mẹ cần đồng hành cùng con trong giai đoạn đầu đời, quan sát những thay đổi dù là nhỏ nhất. Mong rằng những chia sẻ trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của con.