Cha mẹ nào cũng muốn con mình có thể lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Muốn trẻ lớn lên thông minh, nhạy bén thì sự phát triển trí não của trẻ rất quan trọng và cần được bắt đầu từ sớm. Đặc biệt là vào các giai đoạn quan trọng thì che mẹ cần biết cách hỗ trợ để con phát triển tốt hơn. Cùng Mầm non DCA tìm hiểu về các giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ trong bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết:
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc phát triển trí não của trẻ
Não bộ là nơi điều khiển mọi hoạt động trong cơ thể, là cơ quan quan trọng nhất của con người. Nó chi phối mọi thứ từ lập kế hoạch, ghi nhớ và xử lý mọi tình huống mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Do đó, sự phát triển não bộ là cực kỳ quan trọng đối với khả năng nhận thức và học tập của trẻ. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng
Trẻ em muốn phát triển tốt trí não thì cha mẹ phải hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ từ khi mang thai. Bộ não của một đứa trẻ phát triển ngay từ khi mới sinh ra. Trong quá trình thai nhi vẫn đang phát triển, người mẹ cần được cung cấp năng lượng hơn 300 kcal/ngày và các chất dinh dưỡng khác để phát triển trí não như sắt, protein, Acid folic, kẽm,…
Em bé phải có đủ sữa mẹ cho đến khi chào đời, cha mẹ cần phải đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của não bộ, chẳng hạn như Taurine và DHA. Để tránh tình trạng thiếu sắt, thiếu kẽm, trẻ kém thông minh và sáng tạo thì bạn cần xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Bí quyết xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non mà ba mẹ nào cũng nên biết!
Vui chơi là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ
Người ta vẫn tin rằng trí thông minh chỉ do gen quyết định, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng di truyền không thể quyết định đến toàn bộ trí thông minh, nhưng môi trường và giáo dục thì có thể. Môi trường cần cung cấp sự kích thích thích hợp trong thời gian não bộ phát triển nhanh chóng hay còn gọi là những giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ.
Báo cáo của bác sĩ Hoàng Lệ Hằng, nhân viên y tế tại Công ty Mead Johnson Việt Nam cho rằng vui chơi của trẻ em không chỉ là để giải trí. Điều này rất quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển trí tuệ. trí thông minh, sự hình thành cảm xúc ở trẻ em và tạo cho trẻ khả năng phân tích kỹ năng giao tiếp xã hội. Trẻ em “chơi mà học”, khi trẻ vui chơi thì não bộ sẽ được kích thích để học hỏi những điều mới lạ. Điều này là do trẻ phải quan sát, tập trung, thử nghiệm và suy nghĩ. Khi đó hệ thần kinh của trẻ sẽ được kích thích để liên tục hoạt động, tăng khả năng truyền tín hiệu kết nối thần kinh hơn.
Trẻ em chơi với đồ chơi không chỉ là niềm vui, mà còn giúp tăng cường trí thông minh và sức khỏe. Trẻ em nếu không được tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh thường xuyên thì sẽ không thể phát triển trí não một cách toàn diện.
Trải nghiệm cuộc sống cũng tác động đến sự phát triển trí não
Để một đứa trẻ phát triển trí não toàn diện, điều quan trọng là phải nuôi dưỡng và chăm sóc trí não của trẻ ngay từ những ngày đầu tiên. Hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ chính là chìa khóa để nuôi dưỡng chúng. Trẻ em học tập và phát triển tốt nhất trong môi trường an toàn có nhiều cơ hội khám phá và vui chơi.
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ, bạn có thể cho trẻ làm quen với truyện tranh, sách và âm nhạc từ sớm. Điều này sẽ giúp trẻ học ở trường dễ dàng hơn bởi trẻ đã được tiếp xúc với sách vở, chữ cái, tranh ảnh từ trước. Người chăm sóc phải có các kỹ năng và kiến thức cần thiết để cung cấp môi trường tốt cho trẻ phát triển. Do đó mà việc lựa chọn trường mầm non cho trẻ cũng cực kỳ quan trọng. Môi trường học tập và vui chơi của bé tại trường phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vui chơi, học tập, nghỉ ngơi khoa học thì não bộ của bé mới phát triển tốt.
>>> Tham khảo thêm: Bỏ túi ngay 6 cách dạy con ngoan nghe lời dành cho ba mẹ trẻ
Đâu là giai đoạn vàng để phát triển não bộ của trẻ?
Các giáo sư của Đại học Harvard Mỹ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng có ba giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ. Đó là giai đoạn từ 0-3 tuổi, 3-6 tuổi và cuối cùng là từ 7-10 tuổi. Nếu cha mẹ có thể hướng dẫn, hỗ trợ việc học tập của con thì sẽ kích thích và phát triển tốt trí não của trẻ trong những giai đoạn quan trọng này.
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi
Bộ não của trẻ giai đoạn này có 3 chức năng chính: ghi nhớ, lặp lại và tiếp thu những điều mới lạ. Trẻ tò mò, ham khám phá những điều mới lạ và bắt chước mọi thứ xung quanh.
Trẻ em có nhiều khả năng sao chép hành động của cha mẹ bằng cách chú ý đến họ và ghi nhớ những gì họ làm. Não bộ của trẻ được nhận thấy là có khả năng ghi nhớ thông tin cao gấp 4 lần so với người lớn trong 3 năm đầu. Trẻ cũng có thể có sự ganh đua với bạn bè, đó là lý do tại sao trẻ sẽ ăn nhanh hơn nếu có nhiều bạn bè xung quanh ăn chung.
Đây là những đặc điểm cha mẹ cần lưu ý để đưa ra những lời khuyên và hành động hợp lý giúp con ngày càng hoàn thiện hơn. Để trẻ không lặp lại hành vi xấu, cha mẹ nên dạy trẻ và làm gương về những hành động tốt đẹp. Trẻ em nên được khen thưởng vì những hành động tốt để trẻ trở nên phấn khích và độc lập hơn.
Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi
Cha mẹ cần hết sức lưu ý từ khi trẻ trong độ tuổi 3 – 6 tuổi bởi đây cũng là giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nhân cách cá nhân, các bậc cha mẹ phải hết sức chú ý xem con mình phát triển nhân cách như thế nào. Trẻ em nên được cha mẹ dạy những thói quen tốt theo cách phù hợp với tính cách của mình.
Trẻ em trong độ tuổi này có thể tiếp thu thông tin rất nhanh, trẻ vẫn đang học cách tiếp thu những điều tốt và xấu. Do đó mà cha mẹ cần dạy cho con mình điều gì là đúng và điều gì là sai. Cha mẹ cũng nên giúp con thay đổi những thói quen, tính cách không tốt.
Trẻ em nên được dạy dỗ bằng những lời nói nhẹ nhàng, không dùng những hình phạt quá mạnh khi trẻ làm sai. Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ không nên đánh đòn, quát mắng trẻ khi thấy trẻ làm sai. Điều này sẽ chỉ khuyến khích sự nổi loạn của trẻ, hãy tạo cơ hội cho trẻ quan sát thế giới xung quanh bằng cách đưa trẻ đến các công viên, vườn thú và khu vui chơi giải trí. Mua cho con những món đồ chơi khuyến khích sự sáng tạo và phát triển trí não, chẳng hạn như bộ xếp hình hoặc đồ chơi gấp giấy,..
Giai đoạn từ 7 – 10 tuổi
Cha mẹ cũng cần lưu ý bởi đây là độ tuổi cuối cùng trong giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ. Trẻ bắt đầu có biểu hiện chán học, nổi loạn, bướng bỉnh và không nghe lời cha mẹ.
Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Cha mẹ nên quan tâm hơn đến nhu cầu của con mình. Các chuyên gia cũng cho rằng cha mẹ có thể thay đổi những thói quen xấu ở con trước khi chúng lên 11 tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ khó có thể thay đổi những thói quen xấu đó sau khi con 11 tuổi nên bạn cần lưu ý.
>>> Đừng bỏ qua: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Đâu là các phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ dễ dàng làm quen với ngôn ngữ?
Làm thế nào để cải thiện sự phát triển trí não của trẻ một cách toàn diện?
Tôn trọng ý kiến của trẻ
Một số cha mẹ vẫn tin rằng con cái nên vâng lời cha mẹ và làm theo sự chỉ đạo của họ tuy nhiên xã hội hiện đại cho rằng quan niệm này đã lỗi thời. Sự áp bức của cha mẹ khiến con cái không hài lòng và cản trở sự sáng tạo của chúng.
Con cái vẫn phải nghe lời cha mẹ nhưng không phải chịu quá nhiều áp lực. Cha mẹ cũng phải lắng nghe con cái, vì còn cũng là những cá thể độc lập, có quan điểm, ý kiến và sở thích riêng. Những bậc cha mẹ áp đặt quan điểm của mình lên con cái trong những thời điểm vàng này sẽ đặc biệt có hại cho sự phát triển trí não trong tương lai của con cái họ.
Bao bọc trẻ quá mức là không đúng
Các bậc cha mẹ tin rằng trẻ em cần được cha mẹ bảo vệ tối đa, do đó mà họ sẵn sàng loại bỏ mọi chướng ngại vật cản đường con cái và dẫn dắt chúng đi đúng hướng. Tuy nhiên, bảo bọc quá mức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não của trẻ. Trẻ em mất cơ hội rèn luyện kỹ năng vì cuộc sống quá dễ dãi. Những yếu tố này khiến cơ thể và trí não của trẻ khó phát triển một cách tốt nhất có thể.
Hệ thống mầm non DCA – Ưu tiên phát triển trí não toàn diện cho bé
Như đã đề cập ở trên, việc lựa chọn trường mầm non cho trẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não của trẻ. Bởi trường học là nơi trẻ dành nhiều thời gian nhất để vui chơi, học tập, khám phá những điều mới và ẩn sau bên trong là giúp trẻ phát triển trí não toàn diện.
Hệ thống Mẫu giáo DCA sẽ là một môi trường hoàn hảo để trẻ phát triển nhận thức theo cách tốt nhất có thể. Trẻ em tại DCA sẽ được được khuyến khích khám phá và tiếp thu kiến thức một cách tự do nhưng vẫn đạt được kết quả vượt trội.
Đây là một ngôi trường đạt chuẩn các tiêu chuẩn quốc tế khi xây dựng riêng một chính sách giảng dạy khoa học để khơi dậy trí thông minh ở trẻ. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu tâm lý sẽ hướng dẫn tận tình cho cha mẹ để lựa chọn phương hướng giáo dục phù hợp nhất cho con.
Vậy là bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về 3 giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ, từ đó giúp các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến sự phát triển trí não cho trẻ. Những phương pháp dạy dỗ phù hợp và khoa học cũng sẽ giúp bé phát triển toàn diện nhất!