Bên cạnh việc dạy cho trẻ những kiến thức về khoa học, xã hội thì biết thêm những kỹ năng mềm cũng đặc biệt quan trọng và cần thiết trong thời buổi hiện nay. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là cách thức giúp trẻ tăng cường tư duy phản xạ, ứng biến trước những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Cùng CDA tham khảo ngay những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non mà các bậc phụ huynh nên chú trọng đến trong quá trình nuôi dạy con trong bài chia sẻ sau đây!
Nội dung bài viết:
Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ là gì?
Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non là những bài học hỗ trợ nhận thức cho bé về một hay các nhóm đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình có thể gây nguy hiểm từ đó đưa ra các phán đoán, hành động phù hợp nhằm bảo vệ sự an toàn của bản thân. Nhất là trong trường hợp không có phụ huynh hay thầy /cô giáo bên cạnh.
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong thời buổi hiện nay là điều hết sức quan trọng và cần thiết khi những tệ nạn xã hội, các đối tượng có ý đồ xấu đang ngày một càng nhiều. Đặc biệt là các bé còn quá nhỏ, chưa có đủ nhận thức về môi trường xung quanh nên rất dễ bị dụ dỗi, va vấp, làm hại. Nắm được kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tránh được những mối nguy hiểm và có thêm tư duy nhận thức, phản xạ ứng biến cho mình trong quá trình phát triển mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Có nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không?
Những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ nhỏ
Sau đây là những kỹ năng mà các bậc phụ huynh cần dạy cho trẻ càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ, an tâm cho mình:
Kỹ năng vui chơi an toàn, nhận biết đồ vật nguy hiểm
Trẻ nhỏ luôn có tính tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh mình, đặt biệt là giai đoạn từ 3 – 4 tuổi. Tuy nhiên lúc này bé vẫn chưa có đủ nhận thức để biết được liệu đâu là nơi an toàn hay đồ vật nào an toàn. Do đó trong quá trình vui chơi, khám phá sẽ vô tình đôi lúc gặp nguy hiểm như đưa những đồ vật vào ổ điện, cầm các vật sắc nhọn, đặt tay vào vật nóng, nước sôi, bỏ những đồ vật nhỏ vào miệng,…
Chính do đó nên dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân, biết được những điều cơ bản như các vật dụng sắc nhọn, lửa, gas, ổ điện,… cần tránh xa trong quá trình chơi để đảm bảo an toàn cho bản thân và kèm theo đó là giải thích cho trẻ biết nguyên nhân vì sao lại cần phải làm như vậy. Đồng thời các bậc phụ huynh cũng cần cẩn thận đặt những đồ vật nguy hiểm ở những vị trí tầm cao, cảnh báo trước cho trẻ biết các khu vực nguy hiểm không nên chơi.
Kỹ năng bảo vệ bản thân trước những người lạ
Đối với trẻ nhỏ thường sẽ có tâm lý thích “mềm mỏng, ngọt ngào”, vì thế rất dễ bị các đối tượng lạ có ý đồ xấu dụ dỗ bằng đồ chơi hay những món đồ ăn mà mình yêu thích. Vì vậy nên các bậc phụ huynh nên chỉ dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, luôn phòng vệ khi gặp gỡ người lạ từ lúc nhỏ và căn dặn để trẻ tuyệt đối không được đi theo người lạ nếu không có ba mẹ, thầy cô hay người thân ở bên.
Trong quá trình dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân này ba mẹ nên đưa ra những bài kiểm tra nhỏ để thử thách khả năng xử lý, ứng biến của bé. Ví dụ như trong tình huống có người lạ đến đưa cho trẻ món ăn, món đồ chơi mà bé đang yêu thích và bảo trẻ đi cùng. Lúc này cần hướng dẫn trẻ cách từ chối đối tượng, chạy đến những khu vực có đông người để chờ ba mẹ đến đón. Ngoài ra phụ huynh cũng cần ngồi lại và phân tích cho trẻ hiểu ra, ghi nhớ lời dạy để áp dụng khi gặp phải một cách nhanh chóng.
Kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tránh bị xâm hại cơ thể
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều trường hợp được đưa tin về việc trẻ em bị xâm hại tình dục, bị đánh đập mà phụ huynh không lường trước. Đặc biệt xu hướng của những tình trạng này đang ngày một tăng cao. Do đó nên trang bị sớm cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tránh bị xâm hại cơ thể là điều vô cùng cần thiết mà các bậc phụ huynh nên quan tâm đến.
Để dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại cơ thể thì ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc chỉ dạy cho trẻ kiến thức về giáo dục giới tính thông qua lồng ghép những bài học vào hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ví dụ như khi tắm cho bé hãy hướng dẫn để trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể của mình, cách phản ứng nếu như bị ai đó đụng chạm vào khu vực nhạy cảm. Đây cũng là lúc bố mẹ có thể quan sát tốt nhất cơ thể của con, nhận biết khi có xô xát hay xuất hiện vết tích đánh đập để có phương án xử lý kịp thời.
Kỹ năng tham gia giao thông
Một trong số những kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non vô cùng cần thiết và quan trọng không kém đó là kỹ năng tham gia giao thông sao cho đảm bảo an toàn. Khi nắm được kỹ năng này sẽ giúp cho trẻ có được cho mình thói quen tốt, biết cách xử lý tình huống cơ bản khi tham gia giao thông.
Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ hiểu về các biển báo giao thông thông dụng trên đường, biết được nguyên tắc cơ bản khi đi trên đường, cách sang đường an toàn,… Đặc biệt để giúp trẻ hiểu hơn về bài học, thử phản xạ và cách trẻ ứng biến thông qua việc đặt những tình huống giả định cho trẻ ngay tại nhà bằng những trò chơi, câu chuyện,…
>>> Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho bé mầm non hiệu quả
Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi không có phụ huynh bên cạnh
Trong một số trường hợp trẻ vẫn chưa thể tự mình xử lý được tình huống và bảo vệ bản thân mình thì trang bị kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh trong trường hợp không có ba mẹ ở bên cho bé là điều hết sức cần thiết.
Đầu tiên hãy thử đề cập đến những tình huống nguy hiểm mà trẻ có khả năng gặp phải như là đi lạc, bị người lạ tiếp cận, bị kẻ xấu xâm hại,… Sau đó sẽ hướng dẫn trẻ cách xử lý trong các trường hợp này, dạy trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách chạy đến những nơi đông người trong phạm vi gần nhất, la lớn kêu gọi sự chú ý và giúp đỡ. Với những người tiếp cận dẫn đi thì ba mẹ nên dạy trẻ nói “Con không biết cô/ chú này” và có những hành vi chống cự lại, nhờ những người đáng tin cậy xung quanh hỗ trợ gọi cho bảo vệ hay công an đến giúp.
Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non khi có hỏa hoạn
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong các tình huống có hỏa hoạn chính là một trong số những cách giúp trẻ biết cách xử lý trong các sự cố bất ngờ xảy ra khi không có ba mẹ bên cạnh cực kỳ hiệu quả.
Lúc này phụ huynh có thể tạo ra tình huống giả định ngay tại nhà là đang có hỏa hoạn và cùng trẻ nhập vai để thực hành, từ đó giúp trẻ nắm bắt và ghi nhớ lại những kỹ năng một cách tốt hơn. Đồng thời đó cũng hướng dẫn để trẻ biết cách báo cho người xung quanh khi phát hiện có hỏa hoạn, cách tự dùng khăn ẩm che mặt để tránh ngạt, tận dụng những lối đi thoát hiểm xung quanh nhà hay khu chung cư đang sinh sống,… Nhờ đó sẽ góp phần xây dựng được cho trẻ một hành trang tốt hơn trong quá trình phát triển của mình
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi trẻ đi lạc
Một kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non quan trọng không kém khác đó chính là trong trường hợp trẻ đi lạc. Vì các bé rất thích chơi đùa ở những nơi công cộng có đông đúc người qua lại với diện tích rộng lớn như là công viên, trung tâm thương mại, khu vui chơi,… Do đó có không ít trường hợp trẻ bị lạc ba mẹ vì mải chơi. Khi được dạy kỹ năng bảo vệ bản thân khi đi lạc sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn, biết được cách xử lý trong tình huống này để nhanh chóng tìm được ba mẹ của mình.
Đầu tiên các bậc phụ huynh sẽ cần dạy cho trẻ cách ghi nhớ những thông tin về ba mẹ như tên, số điện thoại liên hệ, địa chỉ nhà. Kết hợp cùng với đó là hướng dẫn cho trẻ cách xử lý khi đi lạc đó là bình tĩnh tìm đến sự trợ giúp của những người đáng tin trong khu vực như chú bảo vệ, chú cảnh sát, nhân viên siêu thị, nhân viên khu vui chơi,… cung cấp thông tin để giúp trẻ tìm về với ba mẹ nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra ba mẹ cũng nên dạy để trẻ ứng xử trong các tình huống nếu bị lạc nhưng có người lạ muốn đưa con về nhà, lúc này con cần kiên quyết từ chối và giữ khoảng cách để họ không thể làm hại được con.
Lưu ý cần thiết khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
– Dạy các bài học cho con thông qua trao đổi và trò chuyện: Sử dụng cách nói chuyện, trao đổi để truyền dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thay vì các bài học khô khan sẽ giúp trẻ lắng nghe và ghi nhớ tốt hơn. Đây cũng là cách để tạo tiền đề giúp ba mẹ nói chuyện với con cái, từ đó trẻ thấy gần gũi hơn, muốn chia sẻ nhiều hơn
– Không quát mắng, la rầy trẻ trong trường hợp trẻ làm sai: Nếu trẻ làm sai hay có cách ứng xử, giải quyết tình huống chưa đúng nên kiên nhẫn giải thích và cho trẻ biết điểm sai ở đâu, nên làm gì mới phù hợp. Không nên gây áp lực, quát mắng trẻ vì không những khiến cho trẻ sợ sệt mà còn tạo nên khoảng cách giữa ba mẹ với con cái, bài học kỹ năng cũng khó lòng hoàn thành được với hiệu quả như mong đợi
– Cần chỉ dạy cho trẻ theo phương pháp phân tích nguyên nhân kết quả: Trẻ từ 3 – 6 tuổi đã dần có nhận thức về thế giới xung quanh, trẻ rất thích biết được mọi sự vật sự việc. Do đó nên khi lựa chọn cách phân tích nguyên nhân kết quả sẽ giúp mang lại các bài học sinh động, kích thích lối tư duy của trẻ từ đó trẻ sẽ biết hành xử đúng hơn trong tình huống thực tế gặp phải.
>>> Xem thêm: Nghệ thuật dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với mọi người
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân là vô cùng quan trọng và cần thiết sẽ giúp bé có thêm cho mình hành trang vào đời tốt hơn. Hi vọng qua bài viết mà Mầm non CDA mang đến về chủ đề dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân đã giúp các bậc phụ huynh có được cho mình thêm nhiều thông tin bổ ích để áp dụng vào việc giáo dục con em mình.