Phương pháp dạy con học tập trung sẽ giúp bé có thể hiểu sâu vấn đề và tiếp thu bài học hiệu quả hơn. Có khá nhiều cách để giúp con tập trung học tập nhưng quan trọng nhất vẫn là rèn luyện thói quen để con luôn chủ động trong việc học. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để nâng cao hiệu quả.
Nội dung bài viết:
Tại sao trẻ con thường không tập trung khi học tập
Chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng tại sao trẻ con thường khó tập trung khi học tập. Nhiều nghiên cứu đa chỉ ra rằng, trẻ em trong độ từ 4-7 tuổi không tập trung khi học là điều hoàn toàn bình thường. Trong giai đoạn này trẻ sẽ phát triển và hoàn thiện cơ thể và trí não.
Với một người trưởng thành, đại não sẽ có thời kì hưng phấn khi tiếp nhận một kích thích nào đó. Hiện tượng này thường diễn ra khá nhanh và có kiểm soát.
Tương tự, đại não của trẻ cũng rất dễ dàng bị kích thích với các yếu tố bên ngoài. Khi học bài trẻ dễ bị phân tâm bởi những âm thanh, hình ảnh hoặc các hoạt động khác. Nội dung học khô khan hoặc quá nặng cũng dễ khiến trẻ cảm thấy chán nản và không thể tập trung để suy nghĩ.
Một số phương pháp dạy con học tập trung
Để dạy con học tập trung bố mẹ cần thấu hiểu tích cách, thói quen sinh hoạt của con và rèn cho con sự quy củ ngay từ nhỏ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tham khảo một số bí quyết dưới đây:
Dành thời gian ngồi cùng trẻ
Trẻ con trong giai đoạn phát triển thường thích tìm hiểu về nhiều hiện tượng và sự kiện xung quanh cuộc sống. Các chuyên gia khuyên rằng, các bậc phụ huynh nên dành thời gian vui chơi và nói chuyện cùng con mỗi ngày để rèn cho trẻ sự tập trung. Trẻ con thường sẽ ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có bố mẹ ngồi cùng và nói chuyện. Hành động này sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và yên lòng.
Thấu hiểu và cảm thông với trẻ
Khi dạy trẻ học mất tập trung nhiều bậc phụ huynh thường mất kiên nhẫn và cáu gắt khiến trẻ sinh ra cảm giác chán nản hoặc chống đối. Nếu hành động này kéo dài có thể hình thành thói quen chống đối k tốt ở trẻ khi gặp bài học khó. Vì vậy bố mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn hết sức để nói chuyện với con và để con được nói ra suy nghĩ của mình.
Tạo nơi học tập yên tĩnh đủ sáng
Trẻ con thường dễ bị tác động bởi các âm thanh bên ngoài. Một nơi học tập quá nhiều tiếng ồn sẽ dễ khiến trẻ mất tập trung. Bố mẹ co thể lựa chọn một góc học tập yên tĩnh, đủ ánh sáng và sắp xếp đồ dùng một cách ngăn nắp để giúp con học tập hiệu quả hơn.
Sắp xếp thời gian học và chơi xen kẽ nhau
Thời gian học và nghỉ ngơi cần được đan xen với nhau. Bố mẹ có thể cho con tự do lựa chọn chơi trước hoặc học trước. Lúc bé vui chơi sẽ giúp giải phóng nhiều năng lượng và sau đó có thể tập trung tốt hơn. Rèn luyện cho con thói quen về thời gian chơi và học rõ ràng sẽ giúp dạy con học tập trung hiệu quả hơn.
Cho bé quyền làm chủ hành động
Bố mẹ không nên ngồi sát bên con trong quá trình dạy con học, hãy thư giãn, quan sát và để cho con có thời gian riêng tự suy nghĩ. Việc khuyến khích trẻ tự chủ động làm việc sẽ giúp hình thành kỹ năng tập trung khi làm bất cứ điều gì. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể để con tự do lựa chọn các môn học ưa thích để kích thích ham muốn học tập.
Đặt ra các mục tiêu khi dạy trẻ học
Một trong những phương pháp dạy con học tập trung đạt hiệu quả là đặt ra các mục tiêu nhỏ. Điều này sẽ góp phần tạo động lực, hứng thú và thúc đẩy mong muốn chinh phục của trẻ. Bố mẹ có thể đặt ra thời gian hoàn hoặc đưa ra một vài phần thưởng nếu con thực hiện đúng. Đặc biệt lưu ý, không nên tức giận nếu con không hoàn thành những gì đã đề ra. Thay vào đó hãy hỏi thăm lý do và động viên con. Kết hợp các phương pháp học ứng dụng để tạo ra sự mới lạ trong học tập cho trẻ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng tốt hơn.
Để dạy con học tập trung bố mẹ cần dành thời gian quan tâm con nhiều hơn. Môi trường học tập ở nhà và ở trường đóng vai trò khá quan trọng trong việc hình thành thói quen tập trung cho trẻ. Chính vì vậy bố mẹ cần dạy cho con các kỹ năng và thói quen học tập, vui chơi có quy cũ khi còn nhỏ. Theo dõi việc học của con hằng ngày và thường xuyên nói chuyện với cô giáo để tìm ra phương pháp tốt nhất giúp trẻ học tập tốt hơn.