3 tuổi là giai đoạn con có nhiều sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ trước cả về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Ví dụ con có thể phát âm dễ nghe hơn, không bị ngọng, đi đứng vững vàng, biết tự đạp xe ba bánh, chân tay bé sử dụng rất linh hoạt. Đặc biệt, con biết biết thể hiện cảm xúc của bản thân và biết bày tỏ cảm xúc với cha mẹ. Do vậy, để giai đoạn phát triển trẻ 3 tuổi tiến triển tốt, phát huy tối đa mọi kỹ năng của con, cha mẹ cần có phương pháp dạy đúng đắn.
Nội dung bài viết:
Những điều trẻ 3 tuổi biết
Nhiều người mới lần đầu làm cha mẹ còn nhiều bỡ ngỡ và chắc chắn sẽ có những phụ huynh thắc mắc rằng trẻ 3 tuổi biết gì. 3 tuổi, con biết làm rất nhiều thứ, nhất là về khả năng ngôn ngữ vì 2-3 tuổi là giai đoạn vàng về ngôn ngữ.
- Về thể chất: bé 3 tuổi đã cao khoảng 97-103cm, cân nặng khoảng 12-16kg. Con có thể sử dụng linh hoạt tay chân, thoải mái chạy nhảy, nô đùa và đi được xe đạp ba bánh. Bên cạnh đó, con biết tự xúc cơm ăn, biết thay đồ, đặc biệt là biết cởi/cài khuy áo( kỹ năng đòi hỏi sự linh hoạt và khéo léo của các ngón tay).
- Về cảm xúc: Giai đoạn phát triển trẻ 3 tuổi có khoảng thời gian con hay khó chịu, nhõng nhẽo, hờn dỗi, ăn vạ, gọi là “khủng hoảng tuổi lên 3”. Tuy nhiên, khi lên 3 con cũng sống tình cảm ơn, biết quan tâm. Điều khiến nhiều cha mẹ khá đau đầu là con 3 tuổi luôn có mười vạn câu hỏi vì sao. Bé sẽ thường xuyên hỏi cha mẹ tại sao như thế này, tại sao như thế kia, v.v…
Phương pháp dạy trẻ 3 tuổi phát triển
Để em bé nhà mình phát triển tốt nhất trên mọi phương diện từ thể chất đến trí tuệ. Sau đây là gợi ý một số phương pháp dạy trẻ 3 tuổi phát triển hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp với con mình vì mỗi em bé sẽ có tốc độ phát triển cũng như khả năng khác nhau.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong giai đoạn phát triển trẻ 3 tuổi. 3 tuổi hầu hết mọi gia đình đều cho con đi học mầm non. Khi tiếp xúc với môi trường mới, con dễ bị ốm. Vì vậy, cha mẹ cần rất chú ý đến thực đơn ăn uống mỗi ngày của con để con phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
Trong một bữa ăn, các bé cần ăn đủ các nhóm chất, đặc biệt phải ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ chống táo bón và cung cấp đủ vitamin tăng sức đề kháng.
Tạo điều kiện cho con được vận động
Trong thời đại công nghiệp 4.0, thời kỳ công nghệ và các em bé được tiếp xúc với smartphone từ sớm. Thay vì ra ngoài vui chơi, vận động với các bạn bè, các bé thích ở nhà và xem điện thoại, máy tính hơn. Điều này thực sự không tốt cho các bé.
Hơn nữa, nhiều gia đình cha mẹ bận bịu, không có thời gian chơi cùng các con. Thậm chí trong giờ ăn, muốn con ăn nhanh hơn nên cho con xem điện thoại, vô tình tạo thói quen xấu cho con.
Do vậy, cha mẹ hãy dành thời gian cho con, chơi cùng con, cho con ra ngoài vận động, dã ngoại trải nghiệm, tới các khu vui chơi.
Chú ý tới cảm xúc của con
Cha mẹ phải luôn chú ý tới con, đồng hành bên cạnh để cùng con lớn lên. Những em bé lớn lên trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ sẽ có tính cách, lối sống, cách ứng xử rất khác với những bé không được quan tâm.
Dạy con về an toàn
Trước hết, cha mẹ chỉ con cách giữ an toàn của bản thân. Trong giai đoạn phát triển trẻ 3 tuổi, con đã nhận thức được về bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và cha mẹ hãy cho con biết đó là nơi tuyệt đối không ai được chạm vào.
Ngoài ra, dạy con đâu là tình huống không an toàn, ai là người nguy hiểm. Cách dạy bé những điều này nhanh nhất là chơi trò chơi nhập vai hoặc xem trên tivi (có sự giám sát của cha mẹ để tránh trường hợp con xem phải những clip bạo lực và bắt chước theo).
Những năm tháng tuổi thơ của con không có nhiều, mỗi độ tuổi con sẽ lớn lên và có sự thay đổi lớn. Cha mẹ đừng bỏ bê con mà hãy cố gắng dành thật nhiều thời gian bên con, nuôi dạy con.
Cha mẹ chính là người định hướng, chỉ đường cho con. Các em bé như tờ giấy trắng, hãy ghi lên đó những kiến thức bổ ích, những điều tốt đẹp để con phát triển toàn diện. Giai đoạn phát triển trẻ 3 tuổi là thời điểm rất nhạy cảm nên cha mẹ cần chú ý trong quá trình nuôi dạy con.
Trên đây là chia sẻ một vài phương pháp dạy trẻ 3 tuổi phát triển. Hy vọng rằng những kiến thức này giúp ích cho các bậc cha mẹ.