Dạy bé tập viết như thế nào để cải thiện, khuyến khích trẻ tập viết tốt hơn, nhất là trong giai đoạn trẻ sắp vào lớp 1? Đây ắt hẳn là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu suy nghĩ, thế nhưng lại là một câu trả lời đơn giản với không ít gia đình. Ba mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ rèn luyện kỹ năng viết từ độ tuổi lên hai lên ba nếu như biết đến phương pháp dạy trẻ tập viết đơn giản tại nhà sau.
Nội dung bài viết:
Nhận diện khả năng tập viết của bé theo từng giai đoạn
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ chỉ có đủ nhận thức và có khả năng tập viết khi đã lớn khôn, tuy nhiên sự thật thì khả năng tập viết của trẻ đã có từ khá sớm. Nếu ba mẹ có thể chỉ dạy phù hợp trẻ sẽ rất nhanh biết viết mà không hề gặp bất kỳ khó khăn nào khi bước vào lớp 1:
– Trẻ nhỏ từ 12 – 13 tháng tuổi: Ở giai đoạn này bé đã có thể nắm lấy bút sáp và tô vẽ khắp nơi trên giấy
– Trẻ nhỏ 16 tháng tuổi: Lúc này trẻ đã có thể vẽ được những nét nguệch ngoạc trên giấy, ở một số trường hợp còn “ghi dấu vết tích” lên cả khu vực tường nhà, sàn nhà, tủ lạnh…
– Trẻ nhỏ từ 29 – 30 tháng tuổi: Đây là lúc bé có thể vẽ được ở khắp mọi nơi, lúc này kỹ năng vẽ đã tiến bộ hơn và đã biết vẽ một số hình vật, biết pha trộn nhiều màu sắc với nhau
– Trẻ từ 2 tuổi – 5 tuổi: Trẻ bắt đầu viết và có thể tự viết một số chữ cái trên giấy, khả năng vẽ cũng tiến bộ hơn
– Trẻ 3 tuổi: Chữ bé viết đã có độ thẳng đứng, tập viết nhờ vào việc bắt chước chữ của người lớn, sách báo. Ở độ tuổi này đã có nhiều trường hợp trẻ tự viết được tên của mình, đặc biệt hơn đó là biết viết được cả bảng chữ cái
– Trẻ vào mẫu giáo từ 4 tuổi – 5 tuổi: Trẻ ở giai đoạn này đã vẽ được các hình dạng rõ ràng hơn như đường thẳng, hình người, hình vuông, vẽ người, vẽ cảnh vật (ngôi nhà, cánh đồng, làng quê, bông hoa, lá,…)
– Trẻ 6 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ đã có thể viết được chữ một cách nghiêm túc
>>> Xem thêm: Những cách dạy bé học chữ cái nhớ lâu mà mẹ cần nằm lòng
Những mẹo khuyến khích bé tập viết
Trẻ nhỏ khi được chuyển từ môi trường mẫu giáo để sang học lớp 1 ban đầu sẽ khó có thể làm quen, thích nghi được. Điều này dễ gây chán nản cho bé trong quá trình học tập các bộ môn và trong đó có tính toán, luyện viết. Với trường hợp này bé sẽ tìm cách cố gắng lảng tránh đi, hiếu động hơn, không tập trung,…
Để dạy trẻ học viết, yêu thích việc học và luyện viết chữ hơn các bậc phụ huynh có thể sử dụng các mẹo sau:
– Tặng thưởng cho trẻ khi trẻ viết đẹp, hoàn thành bài viết: Có thể là lời khen ngợi sự nỗ lực và cố gắng của trẻ hoặc một món quà, món ăn mà trẻ thích, có thời gian cho trẻ vui chơi,…
– Luôn kiên nhẫn với con: Khi trẻ chán nản, không muốn học viết hoặc viết sai thì thay vì quát mắng, đánh trẻ mà thay vào đó cần kiên nhẫn hỏi trẻ nguyên nhân, khó khăn. Cho trẻ lời khuyên và cùng đồng hành với bé trong quá trình tập luyện chữ. Khi đó trẻ không còn thấy sợ hãi mỗi khi được dạy về cách viết, tập viết nữa
– Mang đến một không gian, bầu không khí học tập viết thật hứng khởi: Có thể chuẩn bị một căn phòng yên tĩnh, thoáng đãng, có đầy đủ ánh sáng và có thể trang trí thêm các hình ảnh bảng chữ cái ngộ nghĩnh
– Đọc truyện cho bé, khuyến khích bé có thể tạo nên những câu chuyện ngắn cho mình thông qua việc viết các câu ngắn. Đây cũng được cho là phương pháp dạy trẻ tập viết khá hiệu quả hiện nay.
– Sử dụng các đồ dùng học tập đáng yêu, thu hút: Chọn mua cho trẻ những chiếc bút nhiều màu sắc, bắt mắt, có hình ảnh sinh động sẽ giúp kích thích sự thích thú cho bé mỗi khi ngồi vào bàn tập viết. Đồng thời đó ba mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm những quyển vở tập viết dễ thương hay cặp sách đáng yêu cho trẻ.
Cách dạy bé tập viết
Ba mẹ cũng có thể áp dụng các bài tập sau để dạy bé tập viết trong quá trình trẻ mới bắt đầu như là:
Bài tập giúp phát triển cơ tinh, giác quan
Để dạy bé tập viết tốt về sau thì trước tiên ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ phát triển cơ tinh, cũng như các giác quan một cách tốt nhất. Cơ trên bàn tay của trẻ sẽ cần có độ cứng cáp, khéo léo và chính xác tốt. Với các trẻ 18 tháng tuổi đã có thể điều khiển cơ tay thực hiện các thao tác như cầm nắm đồ vật, do đó lúc này các bậc phụ huynh đã có thể tiến hành những bài tập thông qua dạng vừa học vừa chơi để rèn luyện cho trẻ một cách tốt nhất:
– Tập để bé sử dụng tay nhặt nút áo và đồng xu để giúp trẻ phối hợp tốt hơn giữa tay và mắt của mình. Trong trường hợp này cần lưu ý theo dõi trẻ một cách cẩn thận để trẻ không đưa các đồ vật này vào miệng.
– Đưa nhíp kẹp cho trẻ để gắp đồ vật là bài tập sẽ giúp trẻ rèn luyện các cơ ngón tay
– Để bé chơi nặn đất sét với nhiều hoạt động như nhào, nặn, vo tròn để sử dụng tay linh hoạt, cẩn thận tạo nên các đồ vật có hình thù mình yêu thích
– Để trẻ sử dụng ngón cái và ngón trỏ tiến hành xé giấy thành dạng sợi hoặc xé kiểu hình thoi sau đó vo tròn giấy bằng cả 2 tay
– Hướng dẫn bé bóp vào vòi xịt của bình nước để giúp trẻ rèn luyện cơ bàn tay, ngón tay và cổ tay
– Khi tắm có thể tập cho bé cách vốc nước bằng tay không hoặc tiến hành đổ nước vào ca, phễu, chai
– Vừa giúp trẻ ghi nhớ số thứ tự vừa tập giơ ngón tay bằng bài tập đếm từ 1 đến 10
>>> Xem thêm: Vận động tinh là gì? Đâu là cách thức phát triển vận động tinh sớm cho trẻ?
Bài tập giúp bé làm quen với các chữ cái
Trước khi dạy bé tập viết chữ là như thế nào thì ba mẹ nên dạy cho con thuộc bảng chữ cái. Ngoài sử dụng bảng chữ cái màu sắc để giúp trẻ làm quen nhanh chóng thì cũng có các cách khác như để trẻ nhận mặt chữ cái bằng các video, phim ảnh. Ngoài ra các bậc phụ huynh còn có thể vận dụng những trò chơi để kết hợp giữa việc giúp trẻ làm quen với chữ cái thì còn có thể phát huy tốt hơn nữa trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của mình:
– Dùng đất sét nặn thành hình chữ cái
– Dùng những vật nhỏ nhắn (viên đá nhỏ, đồ xếp hình) để bé xếp thành chữ cái
– Sử dụng những đồ vật có sẵn trong nhà để bé có thể tạo thành hình chữ cái (ống hút nhựa, dây ruy băng, tăm, cúc áo…)
– Cầm tay bé để viết trên cát cũng là phương pháp dạy trẻ tập viết mà nhiều ba mẹ áp dụng được các bé rất yêu thích
Bài tập viết chữ cái
Bước 1: Ba mẹ sẽ viết những chữ cái có khoảng trống bên trong và trẻ sẽ sử dụng giấy vụn, màu nước hay cúc áo, vụn của vỏ trứng để lấp đầy toàn bộ khoảng trống này. Với mỗi chữ cái khác nhau phụ huynh cũng có thể yêu cầu trẻ hãy sử dụng một màu sắc, loại chất liệu khác nhau để tạo thành
Bước 2: Khuyến khích trẻ sử dụng những loại vật liệu nhỏ như đá, hạt gạo, cúc áo để xếp thành hình chữ cái
Bước 3: Khuyến khích để trẻ có thể viết ra trên cát những chữ cái mà trẻ biết
Bước 4: Khi bé đã nhận được nhiều mặt chữ trong bảng chữ cái thì bây giờ ba mẹ có thể bắt đầu dạy bé tập viết những chữ cái này trên giấy với đa dạng các kiểu kích cỡ, in hoa, in thường
Những bài tập rèn luyện kỹ năng viết khác
– Từ từ để trẻ luyện viết những nét dễ, chữ cái dễ đến khó
– Khi bé quen với việc cầm bút hơn thì có thể sử dụng bút chì để bé có thể tô màu lên hình vẽ làm sao cho không bị lem ra ngoài
– Để bé chơi trò giải mã mê cung trên giấy để tìm đường ra đúng, cách này giúp tay bé rèn luyện tính rắn chắc hơn, các cơ có tính cân bằng và tay – mắt đã có sự phối hợp. Đây cũng là trò chơi có thể giúp bé học cách kiên nhẫn, giải quyết, tìm ra con đường phù hợp, tập trung và phát triển tư duy tốt hơn
– Cho bé chơi trò nối chấm tròn theo số đếm, khi nối các chấm tròn theo thứ tự sẽ có một hình dạng tổng thể hiện ra. Đây là trò giúp trẻ tăng khả năng tập trung, rèn luyện cơ tinh và phối hợp tốt giữa tay và mắt
Làm sao giúp bé tập viết tiến bộ nhanh?
– Ngoài các phương pháp dạy bé tập viết thì sau đây là những mẹo giúp cho trẻ tiến bộ nhanh hơn khi học mà phụ huynh có thể quan tâm:
– Chọn mua loại bút chì gỗ ngắn để trẻ có thể cầm gọn trong tay, cân bằng tốt hơn trong quá trình học viết
– Viết trên giấy đôi lúc sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán, do đó có thể tận dụng trong nhiều tình huống khác nhau như học viết trên cát, viết trên một chiếc dĩa còn đang dính vết sốt tương cà, viết trên tấm cửa kính bám hơi sương,…
– Nếu trong giai đoạn đầu dạy bé tập viết, chữ của trẻ chưa thẳng hay đúng nét thì ba mẹ có thể sử dụng đến vở tập tô chữ để trẻ đồ theo cho quen tay
– Khi trẻ viết chưa đều chữ cao, chữ thấp không đều thì có thể dùng 3 cây bút khác màu để đánh dấu cho trẻ biết chữ cái cao nên bắt đầu ở dòng nào, chữ thấp nên bắt đầu ở đâu.
>>> Có thể bố mẹ quan tâm: 5 cách dạy con rèn luyện trí nhớ nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng
Những lưu ý dành cho bố mẹ
– Trước khi cho trẻ tự viết ngay trên giấy trắng có thể để trẻ tập tô theo nét chữ có sẵn
– Không cần bắt bé phải học viết theo thứ tự của bảng chữ cái mà có thể chọn viết từ những chữ dễ đến các chữ khó dần hoặc cũng có thể chọn theo chữ cái mà trẻ yêu thích
– Thường xuyên cho trẻ chơi các trò vận động bàn tay để tăng tính linh hoạt, giúp ích cho việc tập viết chữ
– Trẻ có thể sẽ thấy chán nản trong thời gian đầu, do đó nên động viên và khuyến khích trẻ. Cần kiên nhẫn với trẻ, khen ngợi khi trẻ có tiến bộ hơn.
– Không nên quá gò ép trẻ phải tập viết nếu như bé chán, không thích mà hã nên cho bé nghỉ ngơi. Lựa chọn thời điểm bé cảm thấy thoải mái nhất trong ngày để dạy bé tập viết
Hi vọng bài viết Mầm non DCA mang lại hôm nay đã bổ sung cho quý phụ huynh nhiều thông tin bổ ích trong việc tìm ra phương pháp dạy trẻ tập viết. Dạy bé tập viết bảng chữ cái từ sớm chính là một hành trang vững chắc giúp trẻ tự tin hơn trong môi trường học tập mới, theo kịp được bạn bè đồng trang lứa và trở nên yêu thích việc học tập, luyện chữ.