Tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn cầu rất phổ biến và cần thiết, đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay. Những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non hiện nay đã được các bậc phụ huynh đầu tư vào tiếng Anh để tương lai trẻ có thể thông thạo được 2 thứ tiếng, có khả năng tiến xa hơn. Nếu bạn chưa tìm được phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non phù hợp thì có thể tham khảo 4 cách dạy tiếng Anh cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi cùng chúng tôi dưới đây!
Nội dung bài viết:
Đâu là độ tuổi “”vàng”” để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh?
Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với sự phát triển tương lai của trẻ đã được các bậc phụ huynh biết đến. Nhiều người đang đặt ra câu hỏi: Thời điểm thích hợp cho trẻ học tiếng Anh khi nào? Các bậc phụ huynh lo ngại rằng việc ép trẻ tiếp thu và học hỏi quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ. Các bậc phụ huynh cũng lo lắng rằng con mình sẽ phải chịu áp lực học hành khi các em còn rất nhỏ và hồn nhiên.
Tuy nhiên, việc tiếp thu ngôn ngữ mới một cách tự nhiên và thú vị sẽ cực kỳ có lợi cho bé. Tiếp thu ngôn ngữ hiệu quả nhất đối với trẻ mầm non là trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Để mô tả giai đoạn phát triển này của trẻ nhỏ, các nhà khoa học sử dụng một thuật ngữ gọi là “cảm hứng ngôn ngữ”. Cha mẹ nên khuyến khích con học tiếng Anh trong giai đoạn này, trẻ học tiếng Anh song song với tiếng mẹ đẻ giúp tăng cường phát triển trí não cho trẻ.
Trẻ em nên được tiếp xúc với tiếng anh càng sớm càng tốt, tiếp xúc càng sớm thì khả năng học hỏi của trẻ càng cao, bởi trẻ em là những thiên tài bắt chước, bắt chước giọng nói, từ ngữ, thái độ,… Mà đây lại là yếu tố cần thiết nếu muốn giỏi tiếng anh.
Trẻ em có thể học tiếng Anh từ cha mẹ trước khi đến trường, do đó cha mẹ cần tìm ra những phương pháp tự nhiên, sáng tạo và thú vị nhất. Điều này không hề gây ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên cũng như tâm sinh lý của trẻ. Ngược lại còn giúp trẻ phát triển toàn bộ trí não và kỹ năng giao tiếp, do đó mà các bậc cha mẹ hãy tự tin cho con học ngôn ngữ mới càng sớm càng tốt.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp xúc tiếng Anh của trẻ mầm non
Trẻ em thường không thể thích nghi với môi trường mới nhanh chóng vì cha mẹ dành cho trẻ quá nhiều bảo bọc và quan tâm. Trẻ em trong độ tuổi mầm non cần được dạy kỹ năng sống để có thể dễ dàng ứng phó với những tình huống khó khăn, đặc biệt là khi học một ngôn ngữ mới. Dưới đây là một số yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp xúc tiếng Anh của trẻ.
Yếu tố gia đình
Người xưa có một câu thành ngữ rất hay về môi trường ảnh hưởng đến con người là “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, vì vậy việc trẻ được nuôi dạy trong môi trường như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ.
Trẻ em sẽ có thể phát triển các kỹ năng yêu thương, cảm xúc sẻ chia của mình khi sống trong một gia đình yêu thương. Tuy nhiên, nếu bao bọc quá nhiều thì trẻ có thể không có các kỹ năng xã hội cần thiết. Đối với học tiếng anh cũng vậy, gia đình cần tạo cho trẻ một niềm hứng thú nhất định đối với tiếng anh. Sử dụng tiếng anh thường xuyên trong nhà là cách tốt nhất để trẻ cảm thấy thân thuộc, tự nhiên và vào nhớ lâu nhất!
Yếu tố môi trường
Môi trường và những người xung quanh ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiếp xúc của trẻ với tiếng anh. Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này khi nhìn vào những đứa trẻ học trường quốc tế, nơi mà tiếng anh được sử dụng thông dụng, trẻ sẽ nói được tiếng anh tốt hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa học ở trường công. Do đó một môi trường nâng cao sự bồi dưỡng tiếng anh cho trẻ là điều cần thiết nếu bạn muốn con bạn học tốt tiếng anh.
Một trong những ngôi trường mầm non tốt nhất tại Hà Nội hiện nay mà bạn có thế tham khảo là trường Mầm non DCA, nơi đào tạo ra những “Công dân Kim Cương” xuất sắc kết hợp với chương trình học chuẩn quốc tế. Đây là ngôi trường mẫu giáo đầu tiên tại Việt Nam đưa học thuyết Đa trí thông minh của Howard Gardner vào chương trình giảng dạy để giúp trẻ phát triển trí thông minh toàn diện.
Đến với DCA, trẻ sẽ được giáo dục theo một hành trình “ươm giống” từng bước chu đáo và cẩn thận. Hơn hết là sự lồng ghép tiếng anh cho trẻ mầm non tại DCA được thực hiện một cách sáng tạo, tài tình làm cho bé được tiếp xúc với ngôn ngữ mới một cách tự nhiên nhất.
Cơ sở vật chất tại Trường Mầm Non DCA được đầu tư, trang bị đầy đủ, hiện đại để mang đến môi trường sinh hoạt tốt nhất cho trẻ nên phụ huynh học sinh có thể yên tâm gửi gắm mầm non của đất nước!
4 phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non một cách hiệu quả
Dạy tiếng Anh hiệu quả cho trẻ qua Flashcard
Flashcards là một mô hình giáo dục kết hợp giữa chơi và học rất tiện lợi để dạy tiếng anh cho trẻ mầm non. Nhiều phụ huynh muốn dạy tiếng Anh cho trẻ theo phương pháp sáng tạo mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì Flashcards chính là một khởi đầu hoàn hảo.
Flashcards có thể được sử dụng để giúp trẻ lưu giữ nhiều từ vựng đơn giản một cách lâu dài và thú vị, thay vì cố gắng thuộc lòng tất cả. Sử dụng thẻ nhớ để dạy từ vựng sẽ giúp khơi gợi sự quan tâm và hứng thú của trẻ. Khi trẻ cảm thấy hứng thú với điều gì đó, trẻ sẽ có thể học một cách vui vẻ hơn. Có thể sử dụng Flashcards để củng cố các bài học cho trẻ, bạn cũng có thể thêm lời bài hát hoặc thơ tiếng anh vào, trẻ chắc chắn sẽ rất thích học tiếng Anh.
>>> Xem thêm: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non qua truyện tranh song ngữ
Phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non ngày nay tiên tiến hơn khi chúng không còn giới hạn trong việc sử dụng sách giáo khoa khô khan. Nhiều trẻ em yêu thích ý tưởng học với những câu chuyện song ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Trẻ sẽ cảm thấy hứng thú với những câu chuyện thú vị và dễ dàng tiếp thu từ vựng tiếng Anh thông qua đó.
Trẻ em khi đọc truyện song ngữ có thể kết bạn mới và vui chơi với các nhân vật bên trong đó. Như vậy thì tiếng Anh không phải là một giờ học nhàm chán mà sẽ thú vị hơn đối với các em, bé sẽ có động lực, hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả hơn.
Giáo viên sẽ chỉ ra những từ vựng mới để giúp trẻ hiểu câu chuyện, trẻ sẽ có thể hình dung các từ mới sử dụng như thế nào theo ngữ cảnh của truyện, đây là cách ghi nhớ từ vựng nhanh nhất!
Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non với những trò chơi thú vị
Trẻ mẫu giáo đặc biệt rất thích chơi trò chơi, thích khám phá những điều mới và những trò chơi vui nhộn. Thay vì bắt trẻ ngồi học một cách nhàm chán, phụ huynh có thể sử dụng các trò chơi để tăng phản xạ ngôn ngữ tự nhiên của trẻ, tạo hứng thú và thúc đẩy quá trình học tập.
Có rất nhiều công cụ có sẵn cho phép giáo viên hoặc phụ huynh tạo ra các bài học tương tác. Bạn có thể tạo những trò chơi có hình ảnh, âm thanh trên máy tính, TV hoặc trên giấy màu. Trong lớp, giáo viên cũng có thể tổ chức các trò chơi thú vị để khuyến khích trẻ học tiếng Anh và vận động cơ thể thay vì ngồi học đến hết tiết rồi về. Thông qua những trò chơi thú vị trẻ có thể sẽ tự nhiên tiếp thu tiếng anh mà không cần gượng ép, những ký ức vui vẻ đi kèm với những kiến thức tiếng anh sẽ còn nằm mãi trong ký ức của trẻ. Đây là phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non được áp dụng phổ biến hiện nay.
Dạy tiếng Anh cho trẻ qua việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh hàng ngày
Cả bố mẹ và giáo viên nên đảm bảo rằng trẻ em có nhiều cơ hội học tiếng Anh nhất có thể dù là ở nhà hay đến lớp. Trẻ em sẽ không thể hiểu tiếng Anh khi mới bắt đầu tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu trẻ nghe nó một cách thường xuyên hoặc được bố mẹ trao đổi hằng ngày, vốn từ vựng của trẻ sẽ phát triển và ngữ điệu cũng trở nên tự nhiên hơn.
Nghe các bài hát tiếng Anh cho trẻ em hoặc xem các bộ phim hoạt hình tiếng Anh cũng là cách hay. Có thể tham khảo các video dạy chữ cái bằng tiếng anh trên mạng, vừa nhiều màu sắc vui nhộn mà giai điệu lại cực kỳ dễ nhớ. Để trẻ học tiếng Anh cần có thời gian tích lũy bởi khả năng tiếp thu ngôn ngữ mới của mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Bố mẹ cần phải lựa chọn phương pháp tốt nhất và kiên trì dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non mới đạt được hiệu quả tốt.
>>> Đọc ngay: Reggio Emilia – Phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện
Một số nguyên tắc khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
Để trẻ có thể tiếp xúc và học tiếng anh nhanh hơn, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các nguyên tắc sau:
- Bạn có thể tạo môi trường nói tiếng Anh cho con mình bằng cách nói chuyện với trẻ như người bản xứ, như vậy sẽ cải thiện khả năng giao tiếp và ngữ điệu của trẻ cũng tự nhiên hơn.
- Xem xét khả năng tiếp thu của trẻ để tạo nội dung và chương trình học phù hợp.
- Không nên dựa vào việc cạnh tranh để giành phần thưởng bởi nếu những đứa trẻ nhìn thấy bạn bè của chúng được khen thưởng sẽ rất tuổi thân và buồn chán.
- Tận dụng những màu sắc và hình ảnh yêu thích của trẻ để lồng ghép tiếng anh vào.
Đừng tạo gánh nặng cho trẻ nhỏ bởi khả năng học tiếng anh của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Hãy sử dụng sự thấu hiểu, kiên nhẫn để tìm ra phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non thu hút và hiệu quả nhất!